là vì họ chẳng thấy một nguyên tác nào của họ Ngô bao giờ. Người đời
Đường tôn sùng Ngô Đạo Tử như một bậc siêu phàm và đều gắng sức sao
chép ông. Cho nên có nhiều tranh trông giống như của Ngô Đạo Tử, khó có
thể xác định được thật giả. Cho đến già, ta cũng chỉ mới xem được bốn bức
Ngô Đạo Tử nguyên tác mà thôi.
Lý Công Lân, tên hiệu là Long Miên, bị đau tay phải trong ba năm liền,
lúc ấy ta mới bắt đầu vẽ. Họ Lý đã học được phong cách của Ngô Đạo Tử,
thấy rõ trong các tranh vẽ của ông ta. Còn ta, ta thích phong cách cổ xưa
của Cố Khải Chi hơn, và cố không để có nét nào vẽ theo lối của Ngô Đạo
Tử. Nhưng họ Lý vẽ vẫn chưa được sinh động lắm. Ta vẽ mắt và nét mặt
bằng những nét cứng và khô. Tự nhiên như vậy, chứ không phải học của ai.
Chắc phải lâu lâu người đời mới thấy thế là hay. Ta chỉ vẽ chân dung của
những bậc hiền nhân quân tử đời xưa mà thôi.
Các bậc thầy của thế kỷ 10. Kinh Hạo giỏi vẽ núi có mây phủ, uy nghi và
đầy đặn bốn phía.
Núi của Quan Đồng thô thiển, nhưng ông giỏi vẽ các khe và dòng suối.
Những ngọn núi của ông thiếu tế nhị. Nhân vật trong tranh Quan Đồng đều
là loại thường. Đá và rừng của ông đều theo phong cách Bạch Hưng, cây
chỉ thấy cành mà không thấy thân.
Những ngọn núi của Đổng Nguyên không đẹp. Nhưng các vách đá cheo
leo, lối mòn hiểm trở, lũng suối và bình nguyên hoang vu của ông thì lại
thường có cảm giác rất thật.
Cự Nhiên tạo được không khí tưng bừng và trong trẻo, nhưng hay vẽ quá
nhiều những ngọn núi đá lởm chởm. Đạo sỹ họ Lưu cũng là người Giang
Nam, đều học thầy Đổng Nguyên cùng với Cự Nhiên. Trong tranh Cự
Nhiên, ngồi trên đỉnh núi bao giờ cũng là một Phật tử, còn trong tranh Lưu
thì bao giờ cũng là một đạo sỹ.
Về phong cảnh của Lý Thành, ta chỉ mới được xem các phiên bản của
bức “Thông và đá” và bức “Phong Thủy”, vẽ thành bốn cuộn. Bản “Thông
và đá” trước đây là ở nhà Thịnh Văn, bây giờ đã về với ta. Phong cảnh của