Trích đoạn 21.
Thế kỷ 17
Tạ Thiều Chế
quãng 1607
NHÀN ĐÀM
[Tạ Thiều Chế là một học giả thành đạt trong đường hoạn lộ, nhưng không
phải là họa sỹ. Cùng với Đổng Kỳ Xương và Nguyên Trung Lang, ông sống
trong đời Vạn Lịch (1573-1619, triều vua Thần Tông nhà Minh), nổi tiếng
vì các hoạt động nghệ thuật phong phú nhưng ít có gì độc đáo mới lạ. Hội
họa chia ra hai phe, một bên muốn bám chặt lấy quá khứ, một bên chọn con
đường dễ dàng hơn với những phong cách hiện đại. Phái cổ điển lên án phái
Chiết Giang của những người đi theo Đới Tiến. Trong nội bộ phái cổ điển
thì nhóm Tống Giang cũng lên án nhóm Sở Châu. Thơ ca thì bị một tinh
thần học thuật ấu trĩ, kiểu như của Vương Thạch Trinh, ngự trị. Họ Vương
còn viết một vài bài trống rỗng về sự phát triển của hội họa. Việc tìm kiếm
một phong cách nghiên cứu có chất học thuật trong cả thơ ca và hội họa đã
bóp chết họat động sáng tạo thẩm mỹ của thời kỳ này.
Đổng Kỳ Xương, với tranh vẽ, thư pháp và tài nghệ thưởng ngoạn của ông
ta, đã trở thành một nhân vật thống soái trong giai đoạn đó. Ông viết rất
nhiều về hội họa, nhưng càng đọc những điều ông viết thấy đó chỉ là những
lời tẻ mẻ về những việc tẻ mẻ trong hội họa, với giọng điệu chỉ có Đổng ta
đây mới là người hiểu biết mà thôi. Vì lẽ đó, tôi đã chọn dịch Tạ Thiều Chế
chứ không dịch Đổng Kỳ Xương. Họ Tạ dù sao cũng nhân bản hơn, không
có giọng dạy đời, và có thể còn thú vị cho tập sách này của chúng ta.
Tạ Thiều Chế là tác giả sách “Năm bình hoa khô”, đề cập đến đủ mọi thứ
chuyện trên đời, từ lịch sử đồng tính luyến ái ở Trung Quốc cho đến các bài
thuốc dân gian, ma quỉ, voi rừng… Những mẩu chuyện gẫu này thân mật
hơn, ấm áp hơn, giống như câu chuyện giữa hai người bạn. Ông còn phản
bác cả “lục pháp”, một việc làm rất không theo thói thường.]
Ta đã được xem tranh vẽ đàn bà đẹp của Chu Phương, Lý Công Lân, và
Cừu Anh. Đàn bà trong những tranh ấy đều mập mạp mũm mĩm và rất tốt