Bản và những họa sỹ khác (trong thế kỷ 6 và 7) đều vẽ thần Phật và ma quỉ.
Những chuyện về Thạch Lễ và An Lộc Sơn chẳng đáng vẽ làm gì, thế mà
vẫn có tranh vẽ về họ. Lại còn có các chủ đề vặt vãnh như vua Hi Tông đi
săn thỏ, Dương Quí Phi cưỡi ngựa, Trần Hậu Chủ đi chơi cung điện Tần
Dương, trại hè ở suối Hoa Thanh. Những chủ đề khác của tranh cổ là: Vua
Thần Nông gieo hạt ngoài cánh đồng, thần dân của vua Nghiêu đập đất
trong khi múa hát, Lão Tử qua đèo, Khổng Tử và đồ đệ… ấy là chỉ kể ra
những chủ đề cao thượng. Còn những chủ đề kém cao thượng hơn thì đại
khái có ẩn sỹ và đạo nhân cùng đi hái thuốc, nấu vàng, vân vân. Những chủ
đề như thế bây giờ không ai vẽ nữa, nhưng thời cổ thì rất phổ biến, gần như
thành truyền thống, và họa sỹ hầu như thuộc lòng phải vẽ chúng như thế
nào.
Họa sỹ mới bây giờ chú trọng đến tâm trạng và phong thái, không để ý
đến việc vẽ chân dung và tranh truyện nữa. Tranh hoa điểu (vẽ hoa và chim)
nói chung bị coi thường. Còn tranh thần Phật ma quỉ địa ngục thì có lẽ chỉ
độ một phần trăm mà thôi. Thực ra vẽ chân dung rất khó nên bây giờ người
ta lờ đi, cũng có thể là do lười biếng.
Xem qua sách Tuyên Hòa Họa Phổ và sách Họa Sử của Mễ Phi, có cảm
tưởng rằng các bộ sưu tập của triều đình nhà Tống có rất ít tranh phong
cảnh. Có lẽ thời ấy người ta vẫn chú trọng đến tranh nhân vật, nhà cửa, cây
cối, và côn trùng. Tranh vẽ Đạo sỹ và thần Phật là khởi thủy từ Cố Khải Chi
(thế kỷ 4); tranh nhân vật thì từ Tào Bát Hưng (thế kỷ 3); tranh điểu thú thì
từ Thạch Đạo Sư (thế kỷ 4).
Những báu vật ấy tất nhiên là rất hiếm. Nhưng tranh phong cảnh thì mãi
đến Lý Tư Huấn (thế kỷ 8) mới thấy có trong sách Tuyên Hòa Họa Phổ.
Nhà Tống rất gần với nhà Đường về mặt thời gian và có thể còn nhiều tranh
để sưu tầm được, nhưng vẫn thấy rất ít tranh phong cảnh trong các sưu tập
đó. Vậy có thể nói thời Tuyên Hòa (1119-1125) người ta không chuộng
tranh phong cảnh. Sách ấy nói, “Tranh phong cảnh khó bán.” Có thể nào
như vậy? Các sổ sách của Mễ Phi cũng khẳng định rằng tranh vẽ thời Tấn –