Đường thường có chủ đề tôn giáo. Có vẻ như Mễ Phi cũng chưa bao giờ
được xem nguyên tác của Diêm Lập Bản và Vương Duy.
Như vậy mới thấy là bộ sưu tập cá nhân của nhà họ Thương ở Địa Hòa là
tuyệt vời. Họ có bức “Giáo huấn nữ nhi” của Cố Khải Chi, bức “Bình
Phong” của Diêm Lập Bản, bức “Phong cảnh” Trường Sơn” của Vương
Duy, đều vô giá, và vô số tranh nhỏ của Lý Tư Huấn và các danh họa về sau
này. Muốn xem hết tranh của nhà này phải mất hàng tháng. Họ còn có nhiều
đồ đồng và các bức thư pháp quí giá. Nhà đại gia này giàu có truyền đã
nhiều đời, không tiếc tiền mua, nên những thứ quí giá nhất của đất Giang
Nam đều vào tay họ. Có điều rất hay là nhà đại gia này lại rất cơ chỉ chứ
không hoang toàng. Gia đình họ có nhiều doanh nghiệp chứ không phải chỉ
biết mua tranh đẹp. Người làm công cho nhà họ ngày đêm tính toán lỗ lãi
không bỏ sót thứ gì. Cứ tưởng như có hai gia đình mà cung cách sống khác
hẳn nhau vậy. Ta nghe nói họ đang dần dần bán những thứ trong bộ sưu tập
ấy.
Ta đã được xem một ít tranh Đường, chỉ là một vài bức của Vương Duy,
Lý Chiêu Đạo và Chu Phương. Những bức tranh có thể xác định là từ đời
Tống thường có sắc thái và không khí khác, và mỗi họa sỹ đều nó cái nổi
bật riêng của mình về cách dụng mực và dụng bút, hơn hẳn các họa sỹ ngày
nay. Đám người yêu chuộng hội họa bây giờ thường chỉ biết chú tâm vào
việc kiểm tra chất lụa, quả thực họ không biết gì về hội họa.
Mặc dầu tranh phong cảnh đã có từ thời sơ Đường, nhưng chủ yếu tập
trung vào các chi tiết tinh tế. Tranh của Lý Tư Huấn và Vương Duy chẳng
hạn, đều cực kỳ tinh vi. Kỹ thuật dùng mực nhòe bắt đầu có từ Vương Hiệp
(khoảng năm 800). Hương Vĩnh khởi xướng kỹ thuật dùng bút khô. Với
Kinh Hạo, Quan Đồng (thế kỷ 10), tranh vẽ các cảnh xa mờ ảo đã trở thành
thị hiếu mới thay thế tranh chân dung. Đến đầu nhà Tống (giữa thế kỷ 10),
Đổng Nguyên, Lý Thành, Quách Hy và Phạm Khoan bắt đầu bộc lộ tinh
thần tươi mới và tự do trước đấy chưa hề có trong hội họa. Không nên lẫn
lộn tinh thần này với sự cẩu thả, vì tranh của họ đều hoàn hảo trong sáng
tối, cấu trúc, phân bổ chi tiết, và gợi ý xa gần. Mễ Phi học cách dùng mực