Tiễn Tuyển vẽ loại tranh nhỏ này. Thời mới thì có Cừu Anh và Ngũ Tử Tần
vẽ những tranh dài cuộn ngang theo lối tranh nhỏ, nhưng chất lượng có vẻ
không bằng người xưa.
Cố Khải Chi có vẽ bức “Thị nữ thiên cung”, hình người trong tranh cao
những hai bộ năm thốn, mà vẫn bị gọi là bức “Thị nữ thiên cung cỡ nhỏ”.
Không hiểu bức tranh cỡ to thì bằng ngần nào. Nếu bảo các họa sỹ ngày nay
vẽ hình người to cỡ này, họ chắc phải lúng túng lắm. Còn bức “Nữ nhi danh
tiếng” của họ Cố thì hình người chỉ chưa đến ba thốn, thời của ông ta thì thế
là nhỏ lắm rồi, nhưng bây giờ thì vẽ người cỡ ấy lại là rất to.
Ngô Đạo Tử và Hoàng Thuyên đều vẽ “Chung Quỉ”. Sau này, Đới Tiến
không chịu vẽ ma quỉ theo lời đề nghị của một quan thượng thư. Ta nghĩ
không nên bảo họ Đới vẽ ma quỉ, nhưng về phần Đới Tiến, nhẽ ra cứ nhận
lời mà vẽ cho vui thì đã sao. Vị thượng thư kia muốn có hình ma quỉ vẽ hai
bên cửa để canh gác nơi ở của mình, không được, bèn nổi giận, cho đem
cùm Đới Tiến vào nhà ngục. Một người tên là Hoàng Công Tế ở Phúc Kiến
đến chơi nhà quan thượng thư, biết chuyện, mới xin tha cho Đới Tiến. Cảm
cái tình của người này, Đới Tiến mang bốn bức tranh đến tặng cho họ
Hoàng, rất được quí hóa. Một trong bốn bức này cho đến nay vẫn còn được
một người cháu của họ Hoàng lưu giữ cẩn thận. Số kiếp họa sỹ là thế. Xem
như Thẩm Chu, ông ta cũng không chịu vẽ theo lệnh của một vị phán quan
và vị này liền tìm cách hạ nhục ông. May sao lúc ấy có Ngô Nguyên Bạch,
là trưởng quan của vị này đến chơi, biết tin có Thẩm Chu đang ở đó, liền
cung kính hỏi thăm “Thạch Điền tiên sinh” (tên hiệu của Thẩm Chu). Vị
phán quan lúc ấy mới biết danh tiếng của Thẩm Chu, vội vàng cáo lỗi. Văn
Trưng Minh (cùng thời với Thẩm Chu) được bổ về Hàn Lâm Viện Hội Họa.
Các vị trong Viện lấy làm tức giận vì phải chấp nhận một người họ cho là
thợ thủ công vào làm ngang hàng với mình. Ba câu chuyện này tương tự
nhau. Cho nên Diêm Lập Bản ôm hận vì bị coi như hàng tôi tớ trong triều
đình cũng chẳng có gì lạ.
[Ở đây phải nói thêm đôi lời về Đới Tiến (đầu thế kỷ 15). Ông là người
sáng lập ra phái Chiết Giang và cùng với Ngô Vỹ có ảnh hưởng rất lớn đến