HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 152

nhòe của Vương Hiệp, nhưng không bắt được cái thần của ông ta. Nghê
Toản dùng kỹ thuật bút khô, nhưng không đạt được độ lấp lánh sâu thẳm
của nó. Nói gì đến những họa sỹ lười nhác bây giờ chỉ cao dao “biểu hiện
tâm trạng” và không biết để ý đến chi tiết và cách tổ chức một bức tranh nói
chung là thế nào. Xem thế mới thấy những bước thăng trầm của hội họa
vậy.

Trong bộ sưu tập của ta có bức phong cảnh màu vàng và thanh thiên của

Lý Tư Huấn, bức “Trại hè” của Vương Cố Quân, bức “Biệt thự thôn quê”
của Lý Công Lân, và cả bức “Chày nước” của một họa sỹ đời Nguyên.
Chúng đều là các kiệt tác với những nét vẽ cực kỳ tinh tế. Các họa sỹ bây
giờ không thể so với những danh họa này được. Ta nghe nói có một bức
tranh của Lưu Tùng Niên (khoảng 1190-1230) có tên gọi là “Kẻ thù của
sách vở”, mô tả rất sinh động bọn khóa sinh nhóc con làm những trò gì khi
thầy đồ đi vắng. Nghe nói bức ấy cũng là do Cừu Anh sao lại. Trong tranh
có cảnh một thằng bé cầm sào tre chọc một con nhện, và con nhện trông
như đang bò, lùng nhùng trong đám tơ của chính nó. Vẽ tài đến thế là cùng!

Còn có một bức tranh của Cố Hưng Chủng ở Giang Nam gọi là “Lạc thú

ban đêm ở nhà họ Hàn”. Hàn là quan thượng thư trong viện cơ mật của triều
đình. Mọi người đều đồn đại là ông ta nuôi nhiều kỹ nữ xinh đẹp trong nhà
và hàng đêm đều mở tiệc vui vầy với bầy kỹ nữ ấy. Vua Hậu Chủ nghe
phong phanh chuyện này, muốn đến dự mà không biết làm thế nào, bèn sai
Cố Hưng Chủng tìm cách đến nhà Hàn rồi vẽ lại cảnh ấy cho vua xem. Họ
Cố đến chơi một đêm ở nhà Hàn, ghi nhớ các chi tiết rồi hôm sau vẽ lại
ngay được bức tranh đó. Nhờ thế mà mọi người đều biết được cảnh lạc thú
ban đêm ở nhà họ Hàn là ra làm sao.

Loại tranh tiểu cảnh rất nhỏ vẽ người và phong cảnh là do Lý Tư Huấn

và con trai ông ta khởi xướng. Chỉ trong một bộ vuông, bức tranh có đủ cả
cảnh trí và hàng trăm người ngựa. Ngay cả nét mặt và râu tóc của từng
người cũng được vẽ rõ ràng. Sau này, trong thời Ngũ Đại, có Vương Trần
Bằng vẽ loại tranh nhỏ này rất giỏi, nhưng không dùng các màu vàng và
thanh thiên. Dưới thời Tống – Nguyên, có Lý Công Lân, Lưu Tùng Niên và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.