HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 156

Hội họa trở thành một thứ ngâm cứu; nó có cả một kho tàng truyền thống
các phong cách, bố cục, bút pháp, màu sắc, với tất cả những công thức mà
mọi người đều phải biết. Những nét bút của Lý Thành, Hoàng Công Vọng,
vân vân, đã được xăm soi tỉ mẩn hết mức. Đổng Nguyên vẽ những chấm
trên các đỉnh núi, do vậy, ta có cái “phép chấm” của Đổng Nguyên. Lý
Đường thì có phép đi nét như “rìu bổ” – ồ không phải, tôi xin lỗi, người ta
gọi ấy là phép đi nét như “rìu chém xéo”. Trong bố cục thì phải có những
vực đá kì dị ở phía trên, một dải sương trắng ở giữa, một ít cây, đá và có thể
một cái đình tạ hoặc một con đò ở phía dưới cùng. Có thể dịch chuyển vị trí
cây và đá một chút xíu, nhưng mọi thứ nhất quyết phải theo lối vẽ của Bắc
Uyển (Đổng Nguyên) hoặc “Đại Chi” (Hoàng Công Vọng). Vương Thời
Mẫn ký là “Vân Khách” (Khách của mây), còn Vương Huy thì ký là “Canh
Vân” (Làm ruộng trên mây). Thi vị làm sao! Lịch lãm làm sao!
Phiền một nỗi, khi tất cả các công thức của hội họa đều đã thuộc cả rồi thì
chẳng còn chỗ nào cho những ý tưởng sáng tạo chen vào nữa. Vẽ theo công
thức vẫn ra những cái xinh đẹp, nhưng chúng đều giống nhau đến mức
nhàm chán. Phong cách ấn tượng, vốn là nghệ thuật ghi lại những xúc cảm
cá nhân trước thiên nhiên, đã tự biến mình thành lối mòn. Bởi vì ngay cả ấn
tượng cũng trở thành sơ cứng khi nó rơi vào địa vị chính giáo. Điều gì sẽ
xảy ra cho hội họa phương Tây nếu vài trăm năm sau Cézanne các họa sỹ ở
Paris vẫn mải mê sao chép Cézanne, noi theo và học tập Cézanne như một
bậc thầy tiền bối? Hội họa ấn tượng lúc ấy sẽ thành sản xuất hàng loạt,
giống như đồ đạc của từng giai đoạn lịch sử vậy. Vương Huy đặc biệt có thể
sản xuất hàng loạt các tranh phong cảnh xinh đẹp của mình, chỉ đôi khi dịch
thác nước sang phải một chút và vực đá sang trái một chút. Nhưng khốn
nỗi, thiên hạ đua nhau say mê những bức tranh ấy! ảnh hưởng của Tứ
Vương như thế, lại cộng với tài nói của họ về “cung cách” của tiền nhân,
khiến cho họ trở thành những cây đại thụ chế ngự hội họa Thanh triều cho
đến tận thế kỷ hai mươi.
Phải nói rằng một vài họa sỹ, như Đổng Kỳ Xương chẳng hạn, cũng lên
tiếng khuyên đồng nghiệp và đồ đệ phải nhìn ra những trái núi thật ở ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.