HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 173

10. Chia bức tranh thành các phần

Việc bố cục tranh thành “ba tầng” và “hai đoạn” có vẻ là một việc gán lỗi

cho tạo hóa. Quả thực có những nơi cảnh trí thiên nhiên trông có vẻ bị chia
ra như vậy. Ví dụ như cảnh ở nơi sông Dương Tử đổ ra biển, hoặc cảnh
những trái núi vùng Chiết Giang nhô lên thành hàng dọc theo bờ sông phía
bên kia nơi ta đứng. Nhưng thường thì khi nhìn một bức phong cảnh có bố
cục kiểu ấy, ta vẫn lập tức có cảm giác như họa sỹ đã cố tình bố trí như vậy.
Ba tầng có nghĩa là tầng một bao giờ cũng là mặt đất, tầng hai là cây cối, và
tầng ba là núi. Biết phân biệt xa gần thế nào đây? Chẳng phải như vậy trông
có vẻ dập khuôn, theo thói thường mà vẽ hay sao? Còn lối bố cục “hai
đoạn” thì bao giờ cũng là núi ở đoạn trên còn trung cảnh thì ở đoạn dưới,
còn ở giữa thì có mấy đám mây cắt bức tranh ra làm hai đoạn rõ ràng. Vẽ
tranh không nên cứ theo ‘ba tầng” “hai đoạn” như thế, mà nên làm sao cho
toàn bộ bức tranh có được cảm giác nhất quán. Nên có những đột phá bộc
lộ được sức mạnh tư duy và cảm thụ của họa sỹ. Được vậy thì dù có đi bút
kiểu gì cũng không bị tiểu xảo chi phối. Nếu tạo được cái cảm giác nhất
quán kia thì dù có những lỗi nhỏ cũng vẫn tha thứ được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.