(A) Các vấn đề kỹ thuật (1-6)
1. Bắt đầu từ đầu
Mọi vật do các lực của vũ trụ tạo nên đều có biểu hiện. Vẽ chúng không
phải chỉ là bắt cái hình, mà còn cả biểu hiện của chúng. Có thể cố bắt chúng
bằng một vài nét bút, nhưng như thế sẽ chỉ gợi được một ý tưởng đại khái,
thiếu mất thể chất của sự vật. Lỗi ấy là do ở kỹ thuật. Cũng có thể cố làm rõ
mọi chi tiết; sẽ dễ dàng phân định được đâu là cây đâu là đá nói chung,
nhưng chúng lại có vẻ chết. Lỗi ấy là do chi tiết quá tỉ mẩn. Nếu định chữa
bằng cách đè thêm nhiều mảng mực nhạt để tạo sáng tối, kết quả sẽ là đất,
đá, cây, sẽ lẫn lộn vào nhau thành một mớ đục ngầu, mất hết cả hình lẫn
biểu hiện. Hơn nữa, làm như vậy là hoàn toàn lạc mất những nguyên lý của
hội họa.
Người mới học phải bắt đầu bằng việc dụng bút. Học viết cũng hệt như
vậy. Có thể là một cây bút cũ, hay một cây bút mới, nhưng đều không được
có mực đóng cặn từ lần dùng trước. Rửa bút cho thật kỹ, nhúng vào mực
với nước cho đều rồi bóp vắt cho kiệt. Đầu bút phải chụm lại với nhau như
thể chưa bao giờ bị nhúng vào nước, trước khi đặt bút xuống mặt giấy. Cần
phải vậy vì bút phải khô, không được ướt. Đường bút đi ra sao là ở chính
nó, không nên vô cớ đổi chiều, nét bút không nên cứng nhắc và thẳng băng.
Khi vẽ đá và đỉnh núi đá, đầu tiên hãy phác sơ qua cái hình bên ngoài.
Thế gọi là cẩu (sơ sài); chỉ sơ sài hình dạng, chưa có gì gợi đến bề mặt của
đá. Sau đó mới đặt các nét khác nhau, sổ, ngang, chéo, lên bề mặt của
những hình dạng đá đó. Thế gọi là bạt (vỡ ra), có nghĩa là làm cho ánh sáng
và bóng tối xuất hiện từ hư vô. Sau khi đã bạt, mới thấy tảng đá ấy có trên
có dưới và có các cạnh bên của nó. Những chỗ lõm sẽ tối và vân mạch phải
nhòa hết đi vì thiếu ánh sáng. Những chỗ được chiếu sáng, các vân mạch và
thớ đá cũng không rõ ràng vì bị lóa sáng. Đặt một bút tương đối khô vào
chỗ lõm rồi phẩy về phía chỗ có ánh sáng, nét bút nhẹ dần, theo chiều vân
và thớ trên bề mặt đá. Thế gọi là sô (nét tả bề mặt). Sô nghĩa là nếp nhăn,
hàm ý chỉ các nếp nhăn trên bề mặt của đá. Xong được việc này, đá đã