(B) Phong cách và Thị hiếu
7. Trở lại với hội họa
Có thể nói rằng nguyên tắc tượng hình trong số 6 nguyên tắc của văn tự
Trung Hoa chính là nguồn gốc của hội họa. Hơn nữa, chữ họa có nghĩa là
một nét bút. Nó nắm bắt hình dạng của vật, đi từ cổ tay xuống giấy lụa, và
với sự tự nhiên tuyệt đối, nó bắt được cả hình dạng và tinh thần của vật
trong một chuyển động thật trôi chảy. Đó là cái nghĩa gốc của chữ họa. Sao
chép quá nhiều tranh cổ và miệt mài vào chi tiết sẽ chỉ là tô nét đơn thuần
và xa rời cái nghĩa gốc ấy. Nhiều người ngày nay chỉ cố gắng chỉ ra được
các đường viền của đá và thân cây rồi phụ thuộc hoàn toàn vào mực mảng
để tả độ sâu và sáng tối. Hậu quả chỉ là một vết mờ mịt của một cái gì đó,
rất xa với tư tưởng đích thực về hội họa. Còn về hình người, trang phục, cầu
cống, nhà cửa, tàu thuyền, xe cộ, người ta cũng chỉ cố sức đồ nét cho kỹ,
không có ăn nhập gì vào cái dụng – mực chung của bức tranh. Có thể vẽ các
đỉnh núi và rừng cây rất xuất sắc, nhưng các chi tiết nhà cửa và nhân vật lại
không ăn nhập gì vào cảnh và do đó làm hỏng cả bức tranh. Hoặc giả có
người chỉ biết vẽ sao cho giống thật, dùng nhiều đường sắc nét và nhiều
quay quắt chẳng hài hòa chút nào với nhịp điệu chung. Phong cách trang
điểm cầu kỳ rườm rà này thật xa lạ hoàn toàn với ý tưởng hội họa chân
chính.
Nhiều người nhìn tranh mà thực sự không hiểu gì. Họ chê bai phong cách
chính thống, ca ngợi những họa sỹ theo thị hiếu đang được thời. Những họa
sỹ còn đang khốn khó và không có bản lĩnh rất dễ bị cám dỗ chạy theo đám
đông. Có ai biết được rồi sẽ ra sao. Có người được học chính quy với các
thầy giỏi và có cơ sở kỹ thuật tốt, nhưng lại vì ý thích riêng, hoặc vì phải
kiếm sống, lại đầu hàng và đi theo tà kiến, rồi đành phải biện hộ cho
khuynh hướng sai lầm của mình bằng đủ mọi cách. Họ thấy mình nổi tiếng
và được quảng đại công chúng ưa chuộng. Nhưng khi họ chết, tác phẩm của
họ cũng sẽ lập tức chết theo. Họ tắm mình trong lời xưng tụng của quần
chúng và chôn vùi tài năng cao cả của mình. Dường như những người này
mang hết tâm huyết ra làm hài lòng công chúng, chỉ để bị giới am hiểu