HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 220

hoặc rung động tận tâm can trước những thủ thuật ấy. Họa sỹ ngày nay
thường nghĩ cách làm cho mình khác biệt, nổi bật, và tìm đủ cách điên
cuồng để thu hút chú ý. Nếu tranh họ được công chúng chấp nhận, thế là họ
tự hào, và lập tức có những kẻ ngu xuẩn bắt chước. Cứ thế, không ngừng.
Họ tự gọi mình là trường phái để đánh lạc hướng người học. Nó chẳng đáng
cho một người sành sỏi phải mỉm cười khinh thị, nhưng có được mấy người
sành sỏi ở ngoài kia hôm nay? Chao ôi! Người ta đã quên hết những nguyên
tắc chân chính rồi, và ma quỷ đang nghênh ngang đi lại giữa ban ngày vậy.

Có sự khác nhau giữa non và già. Không phải nét vẽ cứ nhút nhát là

“non”, cứ táo bạo là “già”. Cái khác nhau là ở mức độ trưởng thành, ở độ
chín. Người mới học phải cố quan sát cách cổ nhân dụng bút mực, cách họ
thể hiện các phần khác nhau trong tranh. Sau một năm, có thể hiểu được
phần nào, và sau mười năm làm nghề, sẽ hiểu được sâu sắc hơn. Trưởng
thành không phải là thứ có thể ép buộc. Ai không kiên nhẫn sẽ tự ép mình
phô trương sức mạnh, vọng tưởng, hoặc tìm đường ngang lối tắt trong sáng
tác. Để sau này nhìn lại chỉ thấy đó là những điều non nớt mà thôi. Cho nên
cho dù có học hết mọi quy tắc kĩ thuật rồi, sự già dặn trưởng thành chỉ có
thể nhờ luyện tập thường xuyên lâu dài mà có. Người ta thường cố sao chép
những nét bút sinh động đầy cảm xúc, có thể ra được bản sao tốt, nhưng cái
rất khó không thể sao chép được là cái khí lực ẩn tàng đằng sau những nét
bút nguyên tác kia. Thường nói thép cứng phải luyện cho mềm mới uốn
được quanh ngón tay. Đây là cái phải sau nhiều năm trời luyện tập mới có
thể đạt được. Cái có vẻ mềm trong những nét bút kia thường chỉ là sự lầm
lẫn trong mắt người ngoại đạo hội họa; với những ai đã hiểu hội họa, chúng
chẳng mềm chút nào. Một tác phẩm tốt có thể bị coi là tầm thường bởi
người nông cạn, là khá bởi người có đôi chút hiểu biết về hội họa, và là một
tuyệt tác bởi những người già dặn trưởng thành. Lúc ấy, cái có vẻ mềm yếu
không còn mềm yếu nữa, mà bộc lộ một mức độ lão luyện không thể bắt
chước được. Cho nên người học phải hiểu cho được cái phép màu của các
nét bút, bởi chúng không phải chỉ từ tay của họa sỹ, mà từ tâm can của họa
sỹ mà ra. Không nên thấy được khen thì sướng, bị chê thì nản, chỉ nên canh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.