người Trung Quốc. Những bí hiểm khác trong việc dịch một từ Trung Quốc
ra ngoại văn thực ra rất nực cười. Bản tiếng Pháp dịch là “engendre le
mouvement” (sinh ra chuyển động) là hoàn toàn lạc nghĩa, vì chữ “sinh” ở
đây không phải là động từ. Lối dịch của Sirén là hình thức bám chặt lấy
từng âm tiết riêng lẻ đã ảnh hưởng đến nhiều nhà học giả nghiên cứu Trung
Quốc và những dịch giả không thông thạo cách dùng từ và mệnh đề của
người Trung Quốc. Say mê khâm phục các con chữ tượng hình, họ có
khuynh hướng nhấm nháp từng chữ một (như Ezra Pound, Florence
Ayscough) như thể mỗi một từ tiếng Anh (như “breakfast”) cũng nên được
hiểu và dịch nghĩa theo từ nguyên chứ không theo cách dùng trong đời
thực. Sirén dịch lục pháp thứ tư (màu sắc thích hợp) là “theo từng giống
loài mà tô màu cho đúng”. Đây là điển hình của lối dịch theo từ nguyên này,
phản ánh tâm lý của các học giả muốn phô bầy nỗi vất vả trong việc tầm
chương trích cú của mình. Ngay cả chữ “vận”, nếu mổ xẻ tượng hình của nó
sẽ thấy có bộ “âm thanh”, nhưng ta cũng không được dịch nó là “cộng
hưởng”, mà phải là “sắc thái”, vì ta đang bàn chuyện hội họa chứ không
phải âm nhạc. Ngay cả trong tiếng Anh, cụm từ “cộng hưởng tâm linh”
cũng chẳng có nghĩa gì. Có chỗ Sirén còn dịch chữ “tự nhiên” thành “self-
existing” (tồn tại tự thân), chứ không phải là “nature” (tự nhiên, thiên
nhiên) như đúng nghĩa của nó. Cho nên câu dịch của ông trong sách Người
Trung Hoa nói về nghệ thuật viết chữ (trang 232): “the self-existing
pictures” (các bức tranh tồn tại tự thân) thật hoàn toàn chẳng có giá trị gì,
ngoài việc gây ấn tượng về tính cách “quái đản” của văn hóa Trung Quốc.
Cũng như bất kì một ngôn ngữ nào khác, nghĩa của một từ trong tiếng
Trung Quốc không hoàn toàn chỉ là tổng ý nghĩa của các bộ phận cấu thành
nó. Cho nên dịch một từ bằng cách chẻ nó ra thành các bộ hợp thành sẽ chỉ
gây loạn nghĩa mà thôi. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ liên quan đến các từ
khí, vận, thần, sơn, cốt, dạng, phong, thủy, cách:
khí-vận (không khí và âm sắc) = tone and atmosphere (sắc thái và không
khí)
khí-dạng (không khí và hình dạng) = impression (ấn tượng)
khí-lực (không khí và sức mạnh) = energy (năng lượng)