Nguồn gốc hội họa
Hội họa hoàn chỉnh văn hóa, nâng đỡ nhân giao, khám phá những bí
hiểm của vũ trụ. Giá trị của nó ngang với lục nghệ, và giống như bốn mùa
vần chuyển, đều từ thiên nhiên mà ra, chứ không phải do các đời trước sau
mà truyền lại. Từ thủa các bậc đế vương ngày xưa nhận mệnh trời để bình
trị thiên hạ, đã thấy xuất hiện chữ khắc trên mai rùa và hình vẽ do rồng
mang xuống. Những điềm này đều đã thấy kể từ thời Hữu Sào và Toại
Nhân.
Những chuyện đó đều có ghi lại trong các tập sách bằng vàng và ngọc
quí. Phục Hy có được các vạch quẻ từ sông Ung, là khởi thủy của sách vở
và tranh vẽ; Hoàng Đế được các hình vẽ từ sông Lạc sông Văn, còn Chuyên
Húc thì làm ra chữ viết tượng hình. Sao Văn Chương có cánh nhọn tỏa ra
và là tinh vân của văn học. Chuyên Húc là người có bốn mắt, nhìn được các
hiện tượng trên thượng giới, đã bắt chước dấu chân chim và vân mai rùa mà
chỉnh lí hình tượng của chữ viết. Thiên tạo không dấu nổi các bí ẩn của
mình, bèn mưa ra hạt kê; ma quỷ không ẩn núp giấu mình được, phải gào
khóc khi đêm xuống.
Thủa đó, chữ viết chưa khác với hình vẽ là bao. Các dạng chữ đầu tiên
đều rất thô sơ. Có chữ viết là vì cần truyền đạt ý tưởng, còn hội họa ra đời
là do lòng mong muốn thể hiện hình tượng. Đó là ý định và mục đích của
tạo hóa và các bậc hiền giả.
Văn tự biến thiên, tựu trung có 6 kiểu, là cổ văn (chữ cổ đại), kỳ tự (chữ
lạ), triện tự (chữ khắc trên con triện), lại tự (chữ của nha lại), mỹ triện (chữ
triện có trang trí cho đẹp), điểu tự (chữ có dạng như nhiều đầu chim chụm
lại thường thấy trên cờ, phướn; thực tế trông như hình chim và sâu). Kiểu
cuối cùng chính là các hình vẽ chứ không đơn thuần là chữ nữa. Diêm
Quang Lục (384-456) nói: “Mục đích của vẽ có ba: một là thấy được Lý,
như ở các vạch quẻ Dịch; hai là truyền được ý, như ở chữ viết; và ba là nhìn
được hình, như trong các bức vẽ.” Sách Lễ của nhà Chu dạy sáu phép đặt