giả lớn lao. Người ta chiêm ngưỡng những bậc tử vì đạo lòng dạ sáng như
gương, và than thở ngậm ngùi trước bọn quân thần bội bạc. Người ta nghi
ngại thắc mắc trước lũ gian phu dâm phụ và đám thục nữ cả ghen, nhưng
thấy lòng đầy ngưỡng mộ trước những bậc phu nhân lương thiện. Mới hay
các bức tranh chân dung cũng dạy bảo được người ta đôi điều ích lợi.”
Khi vua Kiệt bạo ngược làm mất nhà Hạ, quan chép sử là Chung mang
theo các họa bản sang với nhà Thương. Khi vua Trụ làm mất nhà Thương,
quan giữ sách của triều đình là Tề lại mang các họa bản sang với nhà Chu.
Hoàng tử Đan của nước Yên dâng bản đồ chịu quy phục, vua Tần nhận lấy
mà không cần hỏi gì thêm. Tạ Hách vào Trường An trước lên tiên đế nhà
Hán mới đánh lấy được thành này. Những họa bản ấy là bảo vật của quốc
gia, là phương tiện để bình thiên hạ. Cho nên vua Hán Minh Đế cho vẽ các
tranh lịch sử lên tường các cung điện của mình, còn những trường học ở Tứ
Xuyên đều có chân dung các bận tiền nho trên tường để khích lệ sỹ tử.
Hoàng hậu Mã Minh Đế nhìn chân dung của vua Nghiêu mà phải thốt lời
chiêm ngộ; còn như Thạch Lệ, vốn chỉ là một kẻ Hung nô, cũng biết xin cho
trưng bày chân dung của các bậc hiền nhân quân tử. Khác xa với các trò
tiêu khiển như đánh cờ, hội họa là một trong những cái văn của một nước.
Ta ghét lời ngu xuẩn của Vương Sung, rằng “Cái ta thấy trong tranh chân
dung chỉ là người xưa, tức là những người đã chết rồi. Chỉ là nhìn lại người
chết mà thôi. Chẳng thà học lấy những điều họ đã nói và đã làm, chứ nhìn
chân dung họ thì có ích gì. Tư tưởng và lời giáo huấn của họ có ở trong
sách họ viết, há chẳng phải là đáng học hơn là các bức tranh treo trên tường
kia ư?” Chỉ có kẻ phàm phu mới thô lậu đến vậy. Tranh cãi với hạng người
ấy có khác gì dạy bọn chỉ biết nghe hơi nồi chõ, có khác gì đàn gẩy tai trâu.