HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 50

chữ, trong đó phép thứ ba là “tượng hình”, cho thấy ý tứ rõ rệt về vẽ. Cho
nên có thể thấy viết và vẽ rất mật thiết với nhau, mặc dù gọi tên khác nhau.

Trong đời vua Nghiêu (2255-2206) đã biết vẽ tranh trên lụa, và nghệ

thuật hội họa bắt đầu từ đó. Tranh đã có hình rành mạch, và đã tả được sự
vật tương đối giống như thật. Lễ nhạc đều phát triển, và nhờ vậy mà giáo
hóa được nhân gian. Cũng nhờ có cái văn hóa đó mà các bậc đế vương biết
dùng hình tượng để cai trị, khiến cho lễ giáo, văn chương và thơ ca thịnh
vượng lên.

Sách các chữ đồng nghĩa có nói: “Họa tức là tạo cái nét giống nhau.” Bản

khác của sách ấy lại nói: “Họa tức là làm cho có hình.” Sách Từ Nguyên
nói: “Họa nghĩa là đường biên, như việc vạch ra đường biên của các thửa
ruộng và trang trại”. Sách Từ Minh nói: “Họa tức là chồng lên, nghĩa là lấy
màu mà chồng lên hình của sự vật”.

Những hình chạm trên những lư đỉnh bằng đồng cho thấy thiện ác có

hình. Còn hình vẽ trên cờ hiệu và quốc huy đặt dấu ấn cho luật pháp và
quyền chế. Việc đặt rượu chén lên hương án là để làm cho lễ gia tiên thêm
nghi trọng, còn kích thước trên bản đồ là để thiết lập ranh giới cho rõ ràng.
Nghĩa trung thần được tôn vinh trong điện ngọc, mà chiến công can đảm thì
được khen thưởng ngoài thềm vàng. Tranh chân dung là để người xem được
khích lệ bởi những bậc hiền nhân và không quên lũ diều quạ. Cho nên tranh
chân dung giúp người xem tưởng niệm những chuyện được mất trong sử
sách. Sách tiểu sử kể chuyện sự kiện và việc làm của từng cá nhân, bài hát
ca ngợi được vẻ đẹp và lòng can trường của người đời, nhưng không cho
thấy được hình hài rõ ràng của họ. Vì vậy mà phải có hội họa. Lục Tề (thế
kỷ 3) cũng có ý này khi nói, “Hội họa ra đời cũng giống như nhạc tế và ca
xướng, đều là để tưởng niệm những công tích lớn lao. Lời kể được chuyện,
còn họa vẽ lại được hình.” Tào Thực nói rất phải rằng “Ai đã xem tranh ắt
đều thấy nhiệt thành kính sợ lúc ngắm các chân dung của tam Hoàng ngũ
Đế ngày xưa, và đau lòng thắt ruột khi nhìn chân dung lũ hôn quân như
đám vương hầu đời Tam Triều. Người ta phải nghiến răng lúc nhìn bọn tiếm
ngôi và phản tặc, nhưng lặng người cảm phục trước những bậc sỹ phu học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.