HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 53

Các vua Lưu Tống, Nam Tề, Lương và Trần đều yêu thích hội họa và sưu

tầm tranh vẽ. Nhưng khi Lưu Uyên chinh phạt kinh thành của nhà Tấn (năm
316) thì rất nhiều tranh vẽ đã bị đốt phá. Rồi đến Hoan Tuyên (khởi loạn
năm 398) lại là một kẻ sưu tầm tham lam muốn thâu tóm hết tranh vẽ của
thiên hạ. Khi Tuyên hạ bệ được nhà Tấn (năm 403), toàn bộ sưu tập của vua
Tấn rơi vào tay hắn. Trong sách “Tấn Triều Khôi Phục”, Hạ Pháp Thịnh
viết: “Lưu Lão Thực sai con trai là Kinh Tuyền đến xin hàng, Tuyên mừng
lắm, sai cho đem bày tất cả các bức thư pháp và tranh vẽ lấy được ra để
ngắm xem.” Khi Hoan Tuyên thua trận, vua Tống trước hết sai Đặng Khê
vào thành tìm ngay bộ sưu tập ấy ra cho mình. Vua Cao Đế nhà Nam Tề là
một người chơi tranh tuyệt phẩm. Ông cho ghi chép liệt kê các danh họa cổ
kim và phân loại tác phẩm theo giá trị nghệ thuật chứ không theo thứ bậc
tuổi tác. Có 348 cuộn tranh vẽ xếp thành 27 kiện, gồm tác phẩm của 42
danh họa, đánh dấu trên dưới thành 42 hạng, từ Lục Thám vi cho đến Phạm
Duy Tiến. Những lúc thư nhàn ông chỉ thích ngắm tranh. Vua Vũ Đế nhà
Lương cũng rất tha thiết với hội họa, cố sức lập bộ sưu tập cho mình. Con
trai vua, sau là vua Nguyên Đế, cũng là họa sỹ có tài. Mọi tác phẩm quí
hiếm đều được đưa về cung. Trong những ngày có loạn Hậu Kình (548),
hoàng tử Cương nhiều lần mộng thấy Tần Thủy Hoàng đòi đốt hết sách một
lần nữa. Về sau quả nhiên hàng nghìn sách và tranh vẽ trong cung điện lại
bị đốt. Lúc dẹp xong loạn (551), nhà vua sai đem toàn bộ tranh vẽ còn lại về
Nam Kinh, nhưng rồi kinh thành lại rơi vào tay đại tướng Hữu Tiến của nhà
Tây Ngụy. Vua Nguyên Đế chuẩn bị đầu hàng. Ông thu thập hết các bức thư
pháp, tranh vẽ và sách vở, cả thảy là 240 ngàn cuộn, rồi sai người thư lại
trong cung là Cao Sơn Đào châm lửa đốt. Nhà vua nhảy vào đống lửa tự
sát, nhưng được các cung nữ kéo ra. Có hai thanh bảo kiếm, nhà vua tự tay
đập gẫy vào cột nhà, rồi nói: “Sao trời nỡ bắt ta phải chứng kiến ngày tận
diệt của văn hóa và nghệ thuật như hôm nay!” Đại tướng Hữu Tiến và quân
bản bộ vào kịp trong thành và cứu được hơn 4000 cuộn còn chưa bén lửa và
mang cả về Trường An. Vì vậy mà nhà thơ họ Yên mới có bài cảm thán
nhan đề “Cuộc đời ta”, trong bài có câu: “Hàng triệu người bị tù đày, hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.