các bộ khác cũng được qui tụ cả về cho triều đình. Đến dạo có loạn An Lạc
Sơn (755) lại bị thất lạc mất nhiều. Sau rồi vua Túc Tông, vì không quan
tâm gì nhiều đến nghệ thuật, cứ lấy các tác phẩm trong sưu tập của triều
đình mà ban phát bừa bãi cho mọi hoàng thân quốc thích. Nhiều người
trong số này cũng chẳng thiết gì đến nghệ thuật, đem bán rẻ cho đủ mọi
hạng người. Vì vậy mà nhiều tác phẩm ngẫu nhiên vào tay các cá nhân
ngoài thiên hạ. Đến năm nhiễu nhương đời Đức Tông (783) thì lại mất mát
một lần nữa. Thật là một câu chuyện đau lòng!
Xem thế thì biết cuộc tẩu tán và tàn hại nghệ thuật đã diễn đi diễn lại ra
sao vì những kỳ binh lửa, hỏa họan, đắm tàu, năm này qua năm khác. Khi
người trị vì thiên hạ không biết lo việc giữ gìn nghệ thuật, tất là chẳng ai
tìm kiếm những tác phẩm đã thất lạc, người biết thưởng ngoạn bị đám
thường nhân lấn át, khiến cho giá trị nghệ thuật phải đảo điên. Thiên hạ
không còn biết đâu là chân đâu là ngụy, đâu là đẹp đâu là xấu, cứ lưu truyền
cả hai thứ lẫn lộn. Chao ôi, thiên hạ bây giờ có cần gì đến nghệ thuật, và
nghệ thuật suy đồi là phải. Có mấy ai còn vẽ được một con ruồi mà người
xem phải tưởng là một con ruồi thật, chỉ thấy đầy những người vẽ hổ thành
chó mà thôi.
Họ nhà ta đã nhiều đời sưu tầm tranh vẽ [tiếp theo là chi tiết các bộ sưu
tập của cha và ông nội tác giả] – ta đã dùng thời giờ rỗi ghi chép lại cho
thành danh mục, viết thêm lời bình phẩm để làm rõ những nét đặc biệt của
chúng. Ta cũng tham khảo các sách họa sử và tài liệu khác để bổ sung cho
đủ những điều cần biết. Trong đó có sách Họa Chí của Tôn Trương Thực
đời Hậu Hán [thực ra phải là đời Hậu Ngụy] và những sách bình phẩm hội
họa của Lương Vũ Đế, Trần Tuyên Đế, Tạ Hách, sư Thích Yên Tông nhà
Tùy, và các vị quan bản triều nhà Đường. Lại xem thêm cả cuốn Họa Lục
của Bắc Tào Nguyên và cuốn Họa Thực Trích Lục của Tư Mạng. Phần lớn
các tài liệu này cũng rất đại khái, chỉ sơ lược vài trang. Tệ nhất là những
trang của sư Thích Yên Tông, chẳng có mấy giá trị, lại còn đầy các lỗi sai
và bỏ sót của người chép lại. Chẳng có sách nào trong số đó nhắc đến
những họa sỹ rất giỏi như Tạ Hy Nhĩ đời Tống hoặc Cố Yến Vương đời