Xác định, sưu tầm, mua và thưởng ngoạn tranh
Hầu hết các đệ tử thư pháp đều có biết qua về hội họa, và lúc nào cũng có
nhiều người sưu tầm nghệ thuật. Nhưng nhiều nhà sưu tầm không biết giá
trị những bức tranh của mình là bao nhiêu, hoặc thạo giá cả thì lại không
biết đường thưởng thức. Những người biết thưởng thức thì thường lại
không biết cách bảo quản chúng thế nào, hoặc không làm được một vựng
tập cho hẳn hoi. Đó là những lỗi thường thấy của các nhà sưu tầm.
Trong đời Trinh Quán (Đường Thái Tông, 627-649) và Khai Nguyên
(Đường Huyền Tông, 713-741), các hoàng đế là những bậc thông sáng và
đám học giả đều yêu chuộng và sành điệu nghệ thuật. Hoàng đế đích thân
xuống chiếu thu thập các bảo vật quốc gia từ khắp nơi trong thiên hạ. Tranh
sưu tầm được rất nhiều. Các thư viện của triều đình đầy ắp sách và các tác
phẩm thư pháp quí giá. Nhiều người hiến bảo vật cho triều đình được bổ
nhiệm vào các chức quan thích hợp, còn những viên chức lo việc tìm kiếm
sưu tầm nghệ thuật được thưởng công rất hậu. Cũng có nhiều nhà sưu tầm
tư nhân rất hãnh diện về kho bảo vật của họ, và quả thật họ cũng lưu giữ
được nhiều tác phẩm tốt.
Lựa chọn sáng suốt thì có được sưu tập hay, vì của quí lúc nào cũng ở lẫn
với của dở. Nếu không biết điều này, thậm chí có thể lẫn lộn tranh mới cũ,
vì nhiều tranh xưa được ở nơi khí hậu tốt trông vẫn như mới, và nhiều tranh
mới thường vẫn bị hư hại do không được bảo quản cẩn thận. Có những kiệt
tác từ đời Tấn đời Tống mà trông vẫn như mới, sau mấy trăm năm mà giấy
màu vẫn tốt nguyên. Thế là tại làm sao? Khoảng giữa đời Khai Nguyên và
Thiên Bảo của bản triều, có biết bao nhiêu di vật của người xưa bị hư hại
hoặc thất lạc chỉ vì không được cất giữ cẩn thận. Này, vàng trong núi, ngọc
trai trong biển, đều có thể lúc nào cũng có. Nhưng tranh vẽ thì dễ bị thời
gian hủy hoại, mà họa sỹ chẳng thể cải tử hoàn sinh để vẽ lại được. Chẳng
phải đáng buồn lắm sao? Nhiều người dùng tranh cẩu thả, không biết cuộn
lại giở ra cho đúng cách, làm trầy rách mặt tranh. Nhiều người không biết
gói buộc cất giữ tranh phải thế nào, để đến nỗi thất lạc mà không biết. Cho