HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 12

nó lục lạo từ trên xuống dưới. Trần nhà, cống rãnh, bất cứ chỗ nào chúng nghi ngờ là lục lạo, nhưng

không thấy có gì đáng nghi ngờ cả. Tiền bạc thì cha tôi chỉ có năm ba đồng, sổ sách thì chỉ có tiền gởi

về nhà cho ông bà nội tôi, cùng tên thuốc men mua ở tiệm thuốc tây vì bà tôi bị suyễn. Tủ giường ngăn

nắp, giấy tờ đâu vào đấy, tụi nó đành kéo nhau về, còn nói với cha tôi: “Thật là một thanh niên có thứ

tự”. Không có chứng cớ, họ không bắt cha tôi. Nhờ vậy một số các chú các bác làm ở các cơ quan nhà

nước Pháp không bị bắt. Những bác bị bắt đều bị đày ra Côn Đảo lãnh án tù từ 10 năm đến 20 năm.

Tôi còn nhớ khi tôi học ở trường Đồng Khánh năm 1931, trong mùa hè niên học ấy bác Tám Vận được

thả về có đến thăm cha mẹ tôi và khi thấy tôi đã lớn, bác mừng rỡ cười nói om sòm, chỉ tôi và nói:

- Cái con nhỏ này hồi tụi tao tụ tập tại nhà ba mày thì mày mới có sáu, bảy tháng tuổi. Nếu không vì

mày, không thương cha mày là con một và mày là đứa cháu nội của dòng họ Lê thì tụi tao sau những

trận tra tấn xé thịt nát da đã khai cha mày rồi!

Thế là cha tôi khỏi bị tù đày nhưng điều này khiến cha tôi không khỏi áy náy trong lòng và lúc nào

cũng nghĩ là mình mang cái tình che chở của bao nhiêu người đã hy sinh, kẻ bị án tử hình như bác Phan

Thành Tài, bác Thái Phiên và còn bao nhiêu người bị đày ra Côn Đảo. Khi phong trào này êm dịu bớt,

mẹ tôi mới đưa tôi về Đà Nẵng sống với cha tôi.

Sống trong một gia đình như vậy làm sao tôi không chịu những ảnh hưởng của các bậc cha chú và

lẽ dĩ nhiên tôi lớn lên trong một bầu không khí có nhiều gương tốt đẹp, đáng noi theo. Tiếc vì tôi là

con gái mà ở vào xã hội ấy, xã hội bị đô hộ, bao nhiêu lớp người đã hy sinh, bao nhiêu đảng phái bị

tan rã, tôi cứ thường nghe các bậc cha chú than thở: “Các bác, các chú còn không làm được việc gì!

Các cháu là gái thôi thì cứ ráng lo học hành, học công dung ngôn hạnh. Ngay như các bác, các chú và

cả cha con phải tìm kế sanh nhai, phải đi làm công chức cho tụi Pháp. Các con của bác Phan Thành

Tài còn phải để cho bọn Tây giúp đỡ cho đi học”. Lúc ấy tôi nghĩ: Lớp người này làm không được thì

lớp người sau sẽ tiếp tục làm, miễn là tinh thần yêu nước, tinh thần bất khuất của Trần Hưng Đạo, Lê

Lợi, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, vẫn còn sống mãi trong đầu óc người dân Việt.

Còn bác Thành Tài khi bị kêu án tử hình thì người con trai lớn là anh Phan Bá Lân đang học ở

trường tiểu học Đà Nẵng hay Hội An gì đó. Mật thám can thiệp không cho anh học, buộc nhà trường

phải đuổi anh. Tôi cũng nghe các người làm ở Tòa Khâm sứ Huế kể lại, lúc ấy anh Phan Bá Lân tìm

gặp ông Khâm sứ và giận dữ nói: “On a tué mon père, et on a fermé l’école à moi!” (Người ta đã bắn

cha tôi, người ta còn đóng cửa trường với tôi!). Thấy thái độ phẫn nộ của anh Phan Bá Lân lúc ấy,

viên Khâm sứ tên là Chatel - nếu tôi nhớ không lầm - đã cho anh Phan Bá Lân học lại và cũng từ đó

giúp đỡ anh học cho đến thành tài. Có người còn nói anh Lân là con nuôi của Chatel. Việc ấy tôi không

biết có đúng không? Nhưng theo tôi hiểu thì anh Lân nhân cơ hội này học hành thành tài và cả đàn em

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.