HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 18

nhìn trăng và nhìn ra sông xem các con thuyền đi đánh cá...

Ôi! Viết sao hết những kỷ niệm của những năm tháng ở Tam Quan, ở làng Thiện Xuân, một vùng đất

nước có sông, có biển, cồn cát, hàng dừa. Tam Quan là xứ dừa mà. Công đâu công uổng công thừa,

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan. Mà thời kỳ này tôi đã bắt đầu học, đọc sách và tính ham

thích văn chương cũng khơi động trong tôi từ lúc ấy. Cha tôi là một người ham học, mê đọc sách nên

không có sách nào vừa xuất bản mà cha tôi không mua. Cha tôi mua cả các loại ngoài Bắc, trong Nam,

báo Nam Phong của Phạm Quỳnh, báo Hữu Thanh của Tản Đà, các báo hằng ngày như Trung Bắc

Tân Văn, Lục Tỉnh Tân Văn... Cha tôi cắt những bộ tiểu thuyết đăng mỗi ngày (feuilleton) trên các

báo, đóng thành sách như các bộ Tái Sanh Duyên, Tục Tái Sanh Duyên tức Mạnh Lệ QuânPhi

Giao Hoàng Hậu, Chiêu Quân Cống Hồ, Bình Sơn Lãnh Yến do Đỗ Mục dịch từ các tiểu thuyết Tàu.

Những chuyện này đã in sâu vào đầu óc trẻ thơ của tôi, đề cao vai trò của người phụ nữ ở xã hội, lòng

trung hiếu của người dân trong một nước. Nhất là chuyện Bình Sơn Lãnh Yến với các nhân vật Bình

Như Hành, Sơn Đại, Lãnh Giáng Tuyết và Yến Bạch Hạm với tài nhả ngọc phun châu khiến tôi thấy

cái thú làm thơ viết văn là con đường chắc sau này tôi phải chọn. Bao nhiêu hoài bão để trở thành nhà

văn đã nảy sanh ra từ đó. Lại thêm những ngày thơ ấu sống với thiên nhiên, đã cho tôi một tâm hồn thật

bình thản, thật tự tin và cũng thật muốn phục vụ, phụng sự cho một cái gì cao đẹp mà khi tuổi nhỏ chưa

hiểu rõ lắm là cái gì. Từ trong bụng mẹ đã mang dòng máu yêu nước của cha, sự đấu tranh để khỏi làm

người dân nô lệ, ra đời trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, được dạy dỗ đầy đủ và ngay từ lúc

tập tành đi hay bập bẹ nói đã học được những kiến thức mà nhiều đứa bé khác dù sống trong giàu sang

phú quí ở thành thị cũng chưa chắc có được. Khi ngồi trên chiếc ghe đi trên sông để về thăm ông bà

nội, cha con cùng ngắm trời sao, sông nước. Cha tôi chỉ cho tôi sao Bắc Đẩu, sao Nam Tào, rồi sao

Thần Nông, sao Hôm, sao Mai, dải Ngân Hà, và kể nào chuyện Chức Nữ Ngưu Lang, kẻ đầu sông

Thương người cuối sông. Gặp những đêm sáng trăng thì kể chuyện chú Cuội ngồi gốc cây đa, chị Hằng

trên Nguyệt Điện.

Chính từ những chuyến đi này và nhiều chuyến đi khác mà tôi đâm ra thích đi du lịch.

Ngày nào cha tôi cũng dạy tôi học, biết đọc, biết viết, biết cả bốn phép toán nhưng mới năm tuổi

thì làm sao vô lớp năm (tức lớp một bây giờ). Hồi đó chưa có những lớp mẫu giáo, học sinh phần

đông tuổi nhỏ học chữ Hán, không học ở các trường tiểu học nên vô học chữ Quốc ngữ rất trễ. Mãi đến

năm tôi lên sáu mới vào trường tiểu học, mà là học chung với bọn con trai. Thấy tôi nhỏ, học giỏi lại

được thầy cưng, các học trò con trai thường tìm cách ăn hiếp, khi thì ăn cắp bình mực, khi giấu quyển

tập, khi ra về thì bắt nạt đủ điều. Lúc đầu tôi còn nhịn vì giáo dục gia đình không cho phép tôi hung

dữ, cãi cọ, gây gổ với bạn bè, nhưng lần lần không chịu được sự ăn hiếp, tôi phản đối kịch liệt, không

sợ ai, hễ gặp cái gì tôi liệng cái ấy. Có lần tôi liệng cả bình mực vào đầu một nam học sinh có tiếng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.