quanh bến xe gọi chú là thầy Năm Cầu. Theo chú nói thì chú làm thuốc có tiếng trên đó. Nhưng thầy
tôi lại nói khác:
- Mầy mà làm thuốc cái gì? Mầy giết người ta thì có. Có giỏi, mầy chỉ giỏi về bó gãy xương trật
gân. Bộ muốn giết hết thiên hạ sao mà mầy đi làm thuốc?
Thầy tôi phê bình sàn sạt như vậy mà chú chỉ nhe răng cười hề hề.
Chú có thời bỏ quê hương Quảng Ngãi, theo thầy tôi làm cách mạng. Thầy tôi coi chú như em ruột.
Còn chú, chú là người sát cánh bảo vệ thầy tôi trong những cơn nguy nan. Theo thầy tôi nói, chú Cầu
giỏi võ ghê lắm. Về lãnh vực nầy, chú là bực sư. Có một thời những tay anh chị ở Sài Gòn, những đám
Mã Thầu Dậu ở Chợ Lớn chạy mặt mỗi khi gặp chú.
Có một lần, chú đem xuống nhà tôi một cặp song xỉ mà chú đã tự tay làm lấy. Chú nói:
- Tụi bây là dân Quảng Ngãi mà. Song xỉ là món binh khí thiện thủ nhứt của dân Quảng Ngãi. Chú
phải dạy cho anh em tụi bây mới được.
Tôi, hồi đó, cũng bắt đầu bị kiếm hiệp hành, nên lanh chanh:
- Song xỉ là võ khí tà chớ không phải chánh.
Chú Cầu vỗ ngay tim bình bịch, nạt ngang:
- Chánh hay tà là ở chỗ nầy đây nè, không phải ở võ khí!
Rồi chú kêu bốn anh em trai tụi tôi ra cho chú dạy. Chú đã già rồi mà tay chưn còn nhặm lẹ, bộ
pháp mạch lạc, linh động. Chú múa một hơi, mà hơi thở vẫn nhẹ như không, mặt vẫn không hề biến
đổi. Chú ốm nhách ốm nhom mà bộ tấn của chú còn vững hơn bàn thạch. Thầy tôi không nói quá khi
nhận xét chú là bực sư. Lạ một điều, chú không có dạy học trò.
Chú Thanh Phong và chú Điển Võ, một người xứ Nghệ làm báo ở Sài Gòn, một người xứ Quảng,
làm thuốc ở Châu Đốc; một trẻ không râu, một già có râu; lần nào ghé nhà tôi cũng như cặp bài trùng.
Chú Điển Võ vẫn còn ăn bận theo “mốt” áo Tây Hồ của thời cách mạng mà chú theo đuổi, bộ bà ba
vải trắng ở trong, áo “bành tô” khoác ngoài. Theo ước đoán của tôi, chú Điển Võ, râu trắng dài quá
cổ, tóc bạc ngả màu hơi vàng, hơn thầy tôi cũng cỡ ba, bốn tuổi là ít. Giữa hai người không có liên hệ
bà con gì hết. Vậy mà chú kêu thầy tôi bằng anh ngọt xớt. Thiệt khó hiểu cho mấy ông già.
Chú Điển Võ thích uống rượu hơn là uống trà. Chú không có cái thú thưởng thức từng chung trà
nhỏ. Chú thường mượn một cái tách lớn, ụp nguyên một chén tống vào tách, uống cạn một hơi. Thầy tôi