HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 33

an ninh cho gia đình cô. Thế rồi một người chú của cô liền làm mai cho cô một ông tri phủ, con nhà

quan gia thế phiệt, lại xuất thân từ trường Tây. Ông này đã ngoài năm mươi tuổi, trải qua một đời vợ

và có con riêng đã lớn, sống với ông bà nội và có người em đang du học ở Pháp. Với một người có

đầu óc cách mạng, nuôi bao nhiêu hoài bão như cô mà nay phải về làm vợ ông chồng như vậy, chắc cô

phải chua xót cho thân phận lắm. Không nói đến chuyện ông chồng đã trên năm mươi, chỉ nghĩ đến

chuyện gia đình ông ta là tôi trung của nhà Nguyễn phục tùng bọn Tây mà cô đã bỏ suốt mười năm để

chống đối, cũng biết cô đau lòng đến đâu. Vậy mà vào giờ ra chơi, tôi vẫn thấy cô cười đùa một cách

vô tư với bạn đồng nghiệp. Nhưng có điều này tôi không khỏi lấy làm lạ là cô không hề may sắm áo

cưới, không hề nói đến ngày cưới. Bạn bè hỏi, cô thường nói: “Cũng gần rồi”.

Chiếc áo cô đan mà các cô giáo ghẹo là đan áo cho ông chồng sắp cưới, chỉ là chiếc áo đan cho cụ

thân sinh. Cô nói với tôi trong một lần tôi đến thăm cô mà nét mặt không vui. Cô sợ sau này khi đã có

chồng sẽ không còn dịp để đan áo ấm cho hai cụ. Bọn tôi đến thăm không hề dám hỏi bao giờ đám

cưới và đám cưới xong cô có còn dạy ở trường này nữa không.

Cô Điềm hôm ấy cũng chỉ kể sơ tôi nghe, tôi biết cô cũng ngậm ngùi về chuyện hôn nhân của cô

Loan, nhưng cô vốn xuất thân từ một nhà quan, không có tư tưởng chống đối, quan niệm sống của cô

khác hẳn với quan niệm sống của cô Loan, nên cô cho rằng cô Loan lập gia đình là phải, và lập gia

đình với một ông tri phủ là may mắn lắm rồi. Cô Điềm có chồng giàu, có con đi du học, cô sống

trưởng giả và cô cho thế là mãn nguyện. Đối với cô, người đàn bà hoàn thành được sứ mạng làm vợ

làm mẹ thì không còn gì hạnh phúc bằng. Huống gì cô còn có chức nghiệp nhà giáo, một nghề cao quý!

Hôm ấy ở nhà cô Điềm ra, tôi cứ đăm đăm nghĩ ngợi. Tôi muốn tự tai nghe cô Loan kể chuyện của

cô, nhưng làm sao hỏi cô được? Trước kia khi hoạt động chánh trị thì cô rất cởi mở với lũ học trò cô

thương, còn từ ngày cô có vị hôn phu thì dường như cô muốn tránh xa bọn tôi.

THỦ KHOA KỲ THI TIỂU HỌC PHÁP Ở ĐÀ NẴNG (1930)

Tết năm ấy, trường tôi có hai cái tin không vui. Bà Casanova đang dạy chúng tôi và tôi rất yêu

thương bà vì bà là một bà giáo rất có lương tâm và trách nhiệm. Bà lại rất yêu thương tôi. Một hôm bà

vào lớp và báo cho chúng tôi biết bà không thể dạy hết niên khóa vì chồng bà đang làm tại Tòa Sứ có

lệnh dời qua Algérie và lẽ dĩ nhiên bà phải đi theo.

Tụi tôi ngồi sững hồi lâu không nói nên lời. Bà liền nói tiếp:

- Các con đừng lo, tôi đã đề nghị Ty Giáo dục để cô Loan dạy các con vì cô Loan dạy rất giỏi và

cô cũng là một cô giáo rất có lương tâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.