Trông cho chân cứng đá mềm...
Thầy Ngoạn, một giáo viên dạy lớp nhì của trường nam, thấy vậy liền phản đối nói rằng đó là một
bài thơ, một bài ca dao, một học sinh lớp nhất làm sao dịch được ra tiếng Pháp. Nhưng tôi cứ dịch
tỉnh bơ:
On repique pour gagner quelque chose
Moi, je repique en espérant beaucoup de chose
J’espère en le ciel, en la terre, en les nuages
J’espère en les pluies et les vents...
Tôi mới dịch đến đó thì ông Toàn đưa tay bảo ngừng lại, rồi nói với thầy Ngoạn: “Mais elle peut
traduire le texte, voyez-vous?” (Nhưng nó đã dịch được, ông thấy chưa?).
Ông Toàn cho tôi mười điểm và còn đòi mời cha tôi đến để khen về đứa con rất có khiếu về văn,
khiến thầy Ngoạn vui mừng khôn xiết, chạy đi báo tin cho cha tôi biết.
Còn nữa, khi vô hỏi vấn đáp về môn địa lý, một giáo viên người Pháp từ Qui Nhơn ra hỏi một nam
sinh về một thành phố lớn và một hải cảng lớn ở Tây Bắc Mỹ, một thành phố lớn và một hải cảng lớn ở
Đông Bắc Mỹ... Và vẽ lên bản đồ Bắc Mỹ. Lúc bấy giờ tôi đang đứng gần đó, chờ đến phiên mình vô
vấn đáp. Tôi không để ý đến ông giám khảo đang hạch sách nam sinh kia một cách gay gắt, mà theo
dõi nam sinh kia vẽ bản đồ nước Mỹ trên bảng. Bỗng nhiên, tôi bật cười vì nghe vị giám khảo chế
giễu:
- Anh vẽ bản đồ Bắc Mỹ sao giống một củ khoai lang quá vậy?
Viên giám khảo thấy tôi cười liền xoay lại hỏi:
- Bộ cô vẽ được hay sao mà dám ngạo người ta? Giỏi thì lên vẽ đi? Đưa tấm thẻ đây.
Thế là ông ta cho điểm cậu học trò kia và lấy tấm thẻ đi thi của tôi. Tôi đâu có ngán. Tôi liền đi
ngay lại tấm bảng đen, ung dung chùi bản đồ cậu nam sinh đã vẽ và cầm viên phấn vẽ liền bản đồ Bắc
Mỹ không cần phải sửa chữa một vệt nào cả. Xong đâu đó tôi quay lại nói với giám khảo về hai thành
phố lớn bên hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cùng hai hải cảng lớn. Vừa nói vừa ghi trên
bản đồ và xoay lại chờ câu hỏi tiếp. Nhưng ông giám khảo người Pháp liền trả tấm thẻ lại cho tôi và
bảo rằng: