xin thị thực, và ngày thi phải tự lo lấy, không ai chỉ dẫn cả. Vậy mà tôi đã đậu cả ba bằng. Đậu với
Mention Assez - bien (hạng Bình thứ) mới khoái chớ. Lẽ ra thì tôi phải thi và lấy bằng ở cuối niên học
1933-1934. Nhưng rủi là cuối năm tôi lại bị bệnh, phải nằm bệnh viện và lần thi 2
e
section, tôi không
đậu được. Năm sau (tháng 6-1935) tôi đậu cả ba cấp bằng, lúc ấy nếu tôi ghi tên học ở trường Pétrus
Ký thì chắc là có lợi cho công danh sự nghiệp về giáo dục hơn nhiều, nhưng sức khỏe của tôi thời đi
học yếu lắm, cứ mỗi lần cuối năm là tôi lại đau cả tháng. Vì sức khỏe kém lại thêm tôi là chị cả trong
gia đình tám con, cha tôi chỉ là một công chức, đồng lương chỉ đủ nuôi các con và mẹ tôi phải cần
kiệm tối đa mới khỏi thâm hụt. Lúc bấy giờ cha tôi cũng rất muốn cho tôi tiếp tục học nữa, nhưng tôi
đề nghị để tôi ở nhà học thêm Việt văn, đọc sách, ghi tên học Pháp văn của trường Ecole Universelle
bên Pháp qua lối hàm thụ. Tôi đã nghĩ đến các em tôi, nhất là đứa em trai duy nhất đang học ở trường
Chasseloup Laubat và ba em gái kế tôi đang theo học ở Gia Long, ban tiểu học...
***
Tôi sở dĩ kể lể dông dài như vậy để các bạn hiểu rõ có một thời gian dài tôi không còn gần cô
Loan nữa.
Như tôi đã kể, khi bà Casanova về Pháp thì tôi qua học ở trường nam. Cô Loan dạy lớp nhì 2
è
Année nhưng không được làm hiệu trưởng, mà ông Rivière bên trường nam kiêm luôn hiệu trưởng
trường nữ.
Tết năm ấy cô Loan về Huế làm đám cưới, và nghỉ phép hai tuần để đi Phan Thiết - Phan Rang -
Nha Trang, là nhiệm sở của ông chồng tri phủ. Đến tháng tư, lúc tôi đang bận rộn học bài thi tiểu học
thì một hôm có một học sinh của cô tìm đến nhà và cho biết cô Loan muốn gặp tôi.
Tôi đến thăm cô vào một buổi sáng Chủ nhật và thấy cô đang lo xếp vải để cắt những bộ quần áo
trẻ nít. Bên cô là một đống chỉ len màu xanh nhạt. Thấy tôi, cô vui mừng lắm và hỏi:
- Còn các em khác đâu chưa tới?
Tôi ngạc nhiên:
- Cô muốn hỏi Dõng, Sen?
- Và cả các em từng học với cô.
- Chi vậy cô?
- Để giúp cô may những chiếc áo này.