HỒI KÝ CHIẾN TRANH - Trang 26

Nhưng y lại được tất cả. Tổ chức của chúng tôi, bản chất lực lượng vũ

trang của chúng tôi, và chính tinh thần quốc phòng của chúng tôi, tất cả đều
hướng cái chính quyền vốn đã thụ động đi tới chỗ bất động và ngăn cản
bước tiến của chúng tôi. Bởi chúng tôi chỉ chăm chú giữ đường biên giới và
tự đặt ra cho mình cái quy tắc rất ư vô vị lợi là sẽ không vượt qua đường
biên giới ấy trong mọi trường hợp, nên không mong gì những đòn đánh trả
của nước Pháp. Quốc trưởng tin chắc điều đó. Cả thế giới nhận ra điều đó.
Vậy là đế quốc Đức, thay vì buộc phải rút về các đội quân mà họ đã liều
lĩnh cử đi, lại ngang nhiên dàn quân trên toàn bộ vùng lãnh thổ Rhénanie
tiếp giáp với Pháp và Bỉ mà không phải đánh trận nào. Sau khi vụ việc xảy
ra rồi thì ông Bộ trưởng Ngoại giao Flandin mới sụt sùi lên đường tới
London để tìm hiểu ý đồ của nước Anh; ông Thủ tướng Sarraut mới xướng
lên được lời tuyên bố là chính phủ Paris “không chấp nhận để vùng
Strasbourg nằm trong tầm súng của Đức”; giới ngoại giao Pháp mới nghĩ
đến chuyện thuyết phục Hội Quốc Liên lên tiếng chỉ trích Hitler. Song dẫu
có nói hay làm gì đi nữa thì sự đã rồi.

Theo tôi, trạng thái kích động do biến cố này gây ra có lẽ lại là một

điều hay. Giới cầm quyền có cơ hội tận dụng biến cố này để lấp đi những lỗ
hổng chết người. Mặc dầu tại Pháp lúc này mọi người đều chăm chú vào
cuộc bầu cử và cuộc khủng hoảng xã hội theo sau đó, nhưng ai cũng nhất
trí rằng cần phải củng cố sức mạnh quốc phòng. Nếu tập trung xây dựng
những công cụ còn thiếu thì có thể vớt vát được những gì thiết yếu. Thế
nhưng những chuyện đó lại không xảy ra. Khoản ngân sách to lớn dành cho
quân đội từ năm 1936 được dùng để hoàn thiện hệ thống hiện hữu chứ
không nhằm thay đổi nó.

Dẫu sao tôi vẫn còn chút hy vọng. Bầu không khí bất ổn này sau đó đã

khiến cả nước đứng ngồi không yên và trên bình diện chính trị, nó dẫn tới
việc hình thành một liên minh bầu cử và nghị viện có tên là Mặt trận Bình
dân. Qua đây, tôi nhìn thấy cái nhân tố tâm lý có thể giúp phá vỡ sự thụ
động. Khi Chủ nghĩa Quốc xã đang giành thắng lợi tại Berlin, Chủ nghĩa
Phát xít đang thống trị tại Rome, và Chủ nghĩa Falange

[30]

đang tiến gần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.