của quân đội được chủ động vạch ra từ trước thì chính phủ sẽ cảm thấy yên
tâm phần nào hay sao?
Vị Thủ tướng vui vẻ nhất trí với ý kiến của tôi song lại nói:
Dĩ nhiên, sẽ thật là tai họa nếu bạn bè của chúng ta ở Trung Âu và
Đông Âu nhất thời bị đàn áp. Tuy vậy, rốt cuộc thì Hitler cũng đâu thể đạt
được gì nếu y chưa đánh gục được chúng ta. Mà y làm sao có thể đánh gục
chúng ta được kia chứ? Hẳn là ông cũng phải công nhận rằng hệ thống của
chúng ta tuy không phù hợp để tấn công nhưng khi phòng thủ thì rất xuất
sắc đấy chứ?
Tôi chứng minh cho ông ấy thấy rằng điều đó là không đúng. Tôi nhắc
lại về lời tuyên bố của vua Léopold III
ngay buổi sáng hôm đó để chỉ ra
rằng chính vì không có một quân đoàn ưu tú mà chúng tôi bị lép vế so với
Đức, và điều đó khiến chúng tôi mất đi liên minh với Bỉ. Ông thủ tướng
không phản đối mặc dầu ông vẫn nghĩ đằng sau thái độ của Bruxelles còn
có những động cơ khác ngoài các động cơ chiến lược. Ông nói:
Trong bất kỳ trường hợp nào, mặt trận phòng thủ và các công sự của
chúng ta sẽ bảo vệ được lãnh thổ.
Tôi trả lời:
Thật không gì kém chắc chắn hơn điều đó. Ngay từ năm 1918 đã
không còn cái gọi là mặt trận bất khả xâm phạm rồi. Mà từ đó tới nay xe
tăng và máy bay đã tiến bộ đến đâu rồi! Mai đây, khi các cỗ máy tập trung
đủ số lượng hành động thì chúng có thể bẻ gãy bất kỳ hàng rào phòng thủ
nào. Và một khi đã khoan được một lỗ hổng thì quân Đức sẽ có cơ hội đưa
những đội quân thiết giáp di chuyển nhanh nhẹn thọc sâu vào phía sau
phòng tuyến của chúng ta với sự yểm trợ của không quân. Nếu chúng ta
cũng có quân đoàn thiết giáp và không quân thì mọi việc còn có thể cứu
chữa. Nếu không thì sẽ mất tất cả.
Ông thủ tướng cho tôi hay rằng Chính phủ, được sự chấp thuận của
Quốc hội, đã quyết định thực thi một chương trình đầu tư lớn vượt mức
ngân sách thông thường vào quốc phòng, trong đó dành một phần đáng kể
để phát triển xe tăng và không quân. Tôi lưu ý với ông rằng hầu hết các