và ông đại sứ Pháp ngồi trong một văn phòng sát bên Phòng Nội các. Trong
khoảng thời gian đó, tôi gọi điện cho ông Paul Reynaud để báo rằng tôi hy
vọng nội trong buổi chiều nay và với sự nhất trí của chính phủ Anh, tôi sẽ
gửi tới ông một tin thật quan trọng. Ông nói sẽ hoãn phiên họp Hội đồng
Bộ trưởng tới 17 giờ, và dặn thêm:
Nhưng tôi không thể hoãn lâu hơn thế được đâu.
Phiên họp của nội các Anh kéo dài hai tiếng và trong khoảng thời gian
đó, thi thoảng một ông bộ trưởng lại bước ra để làm rõ một điểm nào đó với
chúng tôi. Bỗng nhiên, tất cả đều bước ra, đi đầu là ông Churchill. Họ nói:
Chúng tôi đồng ý.
Quả nhiên, ngoại trừ phần chi tiết, văn bản họ đưa ra đúng là văn bản
mà chúng tôi đã đề nghị. Tôi gọi điện ngay cho ông Paul Reynaud và đọc
nội dung cho ông nghe. Thủ tướng nói:
Văn kiện này thật quan trọng. Tôi sẽ dùng nó trong phiên họp sắp diễn
ra bây giờ.
Tôi gói gọn mọi điều tôi có thể nghĩ ra để khích lệ ông trong vài câu
ngắn ngủi. Sau đó, ông Churchill cầm máy điện thoại nói:
Alô! Chào Reynaud! De Gaulle nói đúng đấy! Đề nghị của chúng tôi
có thể mang lại những hiệu quả lớn. Các ông phải chiến đấu tới cùng đấy!
Sau khi nghe câu trả lời ở đầu dây bên kia, ông Churchill nói tiếp:
Được rồi, gặp các ông ngày mai! Tại Concarneau.
Tôi chào từ biệt ông Thủ tướng. Ông cấp cho tôi một chiếc máy bay
để trở về Bordeaux ngay. Chúng tôi thống nhất rằng tôi có toàn quyền sử
dụng chiếc máy bay này phòng khi biến cố xảy ra có thể khiến tôi phải
quay trở lại. Bản thân ông Churchill phải đáp xe lửa để lên một tàu khu trục
để tới Concarneau. Vào lúc 21 giờ 30 phút, tôi đáp xuống Bordeaux. Đại tá
Humbert và Auburtin thuộc văn phòng tôi đang đợi sẵn tại sân bay. Họ báo
tin Thủ tướng đã từ chức và Tổng thống Lebrun đã chỉ định Thống chế
Pétain thành lập chính phủ mới. Vậy là đầu hàng chắc rồi. Tôi quyết định
ngay là sẽ lập tức lên đường khi trời sáng.
Tôi đi gặp ông Paul Reynaud. Một mặt, tôi thấy ông hết sức thực tế về
những hậu quả có thể xảy đến khi Thống chế lên nắm quyền; mặt khác, tôi