chức địa phương của chính quyền Sài gòn mà ngày thường tôi
biết rất rõ. Với vẻ ngạc nhiên ra mặt, tôi đón họ vào trong phòng
khách.
Họ nói với tôi rằng nhờ sự chiến đấu dũng cảm của đại đội 11
mà họ được sống một cách yên ổn, vì vậy nên họ muốn tặng các
cô gái kia cho đại đội làm quà. Tưởng là họ đem đoàn biểu diễn
đến phục vụ đại đội nên tôi cảm ơn và hỏi đùa rằng làm quà
nghĩa là như thế nào. Lời của các quan chức đó là hãy cho lính
của đại đội vui chơi với các cô gái đó. Binh lính VNCH thường
sinh sống cùng gia đình trong các doanh trại. Có lẽ vì đó mà các
quan chức địa phương đã nghĩ ra việc làm này.
Tôi đề nghị với họ là nếu thật lòng muốn như vậy thì hãy sử
dụng ngôi làng trống ởở phía trước căn cứ. Nhưng họ nói rằng
như vậy sẽ phiền toái. Họ bảo rằng họ là quan chức địa phương,
nếu có lời đồn đại ra ngoài thì rất khó xử. Trong khi tôi còn
đang nói chuyện thì lính của tôi đã ào ra hò reo ầm ĩ, còn các cô
gái thì vẫy tay và hò hét loạn xạ.
Đạo đức và luân lý lúc này đối với chúng tôi có thể chỉ là giả
tạo. Tôi liền cho gọi các trung đội trưởng lại để hỏi ý kiến. Vàý
kiến của các trung đội trưởng cũng phức tạp không kém. Hai
trung đội trưởng thì bảo rằng “Đang trong chiến tranh mà, có gì
mà đại đội trưởng phải lo nghĩ. Chỉ quyết một cái là xong ngay”.
Nhưng hai người khác lại phản đối. Tất nhiên để cho phụ nữ ra
vào căn cứ là một việc làm sai trái.
Trong căn cứ của đại đội còn có 3 tổ lính dù, và có cả đơn vị
pháo binh nữa. Tôi cũng không hy vọng là sự việc sẽ giữ được
trong bí mật mà chỉ mong họ hiểu rằng đây là một việc làm
không đúng và hãy biết như vậy là đủ rồi. Tôi và các trung đội
trưởng quyết định cùng quên việc binh lính dưới quyền đang
làm gì và cùng các quan chức địa phương đó ngồi uống bia nói
chuyện trong một căn phòng nhỏ phía sau.
Nhưng sau này tôi mới biết rằng các cô gái đó đã nhận tiền từ
lính của tôi và họđã phải nộp một phần số tiền đó cho các quan