đơn vị và đồng thời cũng được thoả thuận trước với pháo binh.
Sau này trước khi hết hạn phục vụ tại VN, tôi cũng đã kiến nghị
với tiểu đoàn trưởng xin được đánh một trận quyết định với 400
người được quân Bắc Triều tiên huấn luyện trong khu căn cứ A
Nội. Đó là thời điểm 1 tuần trước khi tôi lên đường về nước.
Tiểu đoàn trưởng đã khuyên tôi hãy lên đường về nước cho an
toàn, chẳng may có chuyện gì thì làm sao còn trông thấy mặt vợ
ở nhà.
Khi còn học ở trường sĩ quan lục quân, tôi và tiểu đoàn
trưởng cùng là thành viên của đội bóng bầu dục nên chúng tôi
rất hiểu nhau. Tất nhiên tiểu đoàn trưởng cũng biết rất rõ vợ tôi,
người luôn có mặt trên sân vận động mỗi khi có trận đấu. Tôi đã
giải thích cho đại đội biết là trong rừng đang có quân Bắc Triều
tiên và ra lệnh cho đại đội chuẩn bị một trận đánh kéo dài 4
ngày 3 đêm. Chúng tôi rời căn cứ kéo vào thung lũng A Nội.
Nhưng một tình huống đã phát sinh ngoài dự đoán của chúng
tôi. Trên đường hành quân chúng tôi đã gặp phải một đầm lầy.
Trong bóng đêm dày đặc chúng tôi không thể biết đầm lầy đó
sâu rộng ra sao. Điều này đã khiến tôi lúng túng. Hơn nữa trong
đêm, tiếng lội bì bõm vượt qua đầm lầy nghe chẳng khác nào
tiếng thác đổ, và điều này sẽ làm cho đối phương trong thung
lũng phát hiện ra. Lúc đó trong đầu tôi đã nghĩ tới chuyện nếu
chẳng may đụng đối phương thì có lẽ đây là trận đánh cuối cùng
của chúng tôi.
Mặc dù tôi liên tục dùng vô tuyến điện ra lệnh cho đại đội
không được phát ra tiếng động, nhưng tình hình lúc đó đã hoàn
toàn không thể kiểm soát nổi. Tôi ra lệnh cho các trung đội
trưởng không được tiếp tục tiến nữa, tất cả dừng lại và từng
trung đội một sẽ vượt đầm lầy. Nhưng binh lính của tôi không
còn muốn nghe lệnh nữa mà chỉ muốn sao thoát ra khỏi đầm
lầy ngập đến ngực này càng nhanh càng tốt. Tôi liền ra lệnh
người nào để phát ra tiếng động sẽ bị bắn ngay lập tức, nhưng
tiếng động mỗi lúc một to hơn. Có lẽ đối phương đã không thể