HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 220

Hock, thủ quỹ Phòng Thương mại này đồng thời cũng là thành
viên đấu tranh ủng hộ tiếng Hoa từ thời tiền Malaysia đã nhấn
mạnh rằng hơn 80% dân số Singapore nói tiếng Hoa. Tôi chặn
đứng ngay ý đồ này trước khi nó trở thành một chiến dịch, vì
một khi Phòng thương mại của ngườỉ Hoa vào cuộc, thì từng ủy
ban quản lý trường học của người Hoa và hai hiệp hội nhà giáo
của người Hoa chắc chắn sẽ khích động miền đất này. Vào ngày
1 tháng Giêng, tôi phát biểu lại rằng tất cả bốn ngôn ngữ chính ở
Singapore đều là những ngôn ngữ chính thức và như nhau. Tôi
nhắc nhở những nhà hoạt động xã hội như Kheng ở Phòng
Thương mại người Hoa rằng trong thời gian Singapore bị kiểm
soát dưới chính sách cai trị của cảnh sát Malaysia và Trung đoàn
Malay, họ đã im lặng trong vấn đề ngôn ngữ cũng như những
vấn đề hệ trọng khác. Năm ngày sau đó, tràn ngập dưới ánh đèn
truyền hình tôi đã gặp gỡ ủy ban của tất cả bốn phòng thương
mại. Tôi làm cho các đại diện người Hoa tin rằng tôi không cho
phép bất kỳ người nào khai thác tiếng Hoa trở thành vấn đề
chính trị, và đặt một dấu chấm hết cho những âm mưu nâng
cao vị thế tiếng Hoa.

Tuy nhiên, sự phản đối lại tiếp tục từ giới sinh viên học bằng

tiếng Hoa ở Đại học Nanyang và Cao đẳng Ngee Ann. Vào tháng
10/1966, khi tôi tuyên bố mở một thư viện tại Đại học Nanyang
(gọi tắt là Nantah) thì có 200 sinh viên phản đối. Nhiều ngày
sau đó, các sinh viên Cao đẳng Ngee Ann biểu tình bên ngoài
văn phòng của tôi và xô xát với cảnh sát, sau đó là một cuộc biểu
tình ngồi trong trường. Sau khi tôi trục xuất những kẻ cầm đầu
người Malaysia của hai cuộc biểu tình này, tình trạng khích
động trong sinh viên giảm xuống.

Trong khi đương đầu với phe đối lập thuộc các hiệp hội nhà

giáo người Hoa, các ủy ban quản lý trường tiếng Hoa, các chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.