tế và xã hội. Ông ta xứng đáng để ra đi với nhiều vinh quang
hơn. Các cuộc bạo loạn chủng tộc năm 1969 đã triệt phá giấc mơ
của ông ta về một nước Malaysia hạnh phúc mà ông ta đã gắng
hết sức để đạt được. Bản thân tôi cũng mến mộ ông ta. Ông là
một con người lịch thiệp – một kiểu người lịch thiệp của thế giới
xa xưa với những chuẩn mực danh dự của bản thân. Ông ta
không bao giờ bỏ rơi thân hữu. Mặc dù đối với ông ta, tôi không
phải là bạn thân, song tôi vẫn hay gặp ông mỗi khi ông ta đến
Singapore xem đua ngựa hay khi tôi sang thăm Penang là nơi
ông nghỉ hưu. Lần cuối cùng tôi gặp ông ở Penang, một năm
trước khi ông qua đời vào năm 1990. Trông ông có vẻ yếu ớt, khi
tôi cáo từ, ông tiễn tôi ra đến cổng vòm trước nhà và cố đứng
thẳng để các phóng viên báo chí chụp hình chúng tôi khi ông
tiễn tôi về.
Razak, người nhậm chức Thủ tướng vào tháng 9/1970 là
một nhà lãnh đạo hoàn toàn khác với Tunku. Ông ta không có
tính nhiệt thành cũng như phong thái oai vệ và cao lớn của
Tunku. Nếu so sánh, ông ta có vẻ ít quyết đoán hơn Tunku.
Razak là người cùng thời với tôi ở trường cao đẳng Ra es từ
năm 1940 đến năm 1942. Ông ta là con trai một vị tù trưởng
của Pahang. Trong xã hội đẳng cấp của họ, ông ta được các sinh
viên người Malay nể trọng. Với thân hình tầm thước, khuôn mặt
tròn, trắng trẻo và mái tóc mượt, ông ta trông có vẻ của một
người trầm tính và cần cù. Ông ta thông minh và chăm chỉ, và
còn là người chơi khúc côn cầu giỏi, song không thoải mái với
mọi người trừ phi ông ta biết rõ về họ. Trong thời gian thuộc
Malaysia, khi chúng tôi thi nhau giành cùng số phiếu bầu, ông
ta nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ và khó chịu. Có lẽ ông ta xem
tôi là mối nguy hiểm cho sự thống trị và ưu thế chính trị của
người Malay. Ông ta thích giao thiệp với Keng Swee, người mà