tôi mới thoải mái hơn, nên tôi đề nghị thành lập một ủy ban liên
chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề song phương. Tại cuộc
họp ở Sri Temasek vào ngày 13/5/1980, Tengku Rithaudeeir, Bộ
trưởng Ngoại giao của ông ta nói với tôi rằng họ đã có ủy ban “S”
để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Singapore. Đến tháng
10/1986, ủy ban “S” đã mở rộng định hướng của nó bao gồm các
mối quan hệ song phương với Indonesia, Thái Lan và Brunei, và
được đổi tên thành ủy ban đối ngoại (Foreign Relations
Committee – FRC). Sau đó người Malaysia phát biểu công khai
với các quan chức của chúng tôi về FRC và vai trò của nó trong
việc quản lý các mối quan hệ song phương. Phương pháp tiếp
cận kiểu trinh thám của ủy ban “S” bị hủy bỏ.
Vị lãnh đạo Malaysia duy nhất không có thành kiến với
Singapore là Phó Thủ tướng Tun Dr. Ismail. Khi ông ta sang
thăm Singapore vào tháng 4/1971 với lý do xem xét các chương
trình quy hoạch nhà ở của chúng tôi, chúng tôi đã có được một
cuộc hội đàm tốt đẹp. Ông ta muốn có nhiều sự hợp tác hơn.
Ông ta phát biểu trước báo chí rằng những khác biệt về quan
điểm không làm cản trở việc tăng cường hợp tác giữa chúng tôi.
Do ông ta hối thúc, vào năm 1971 cơ quan thương mại nhà nước
của chúng tôi Intraco đã ký một hiệp định hợp tác với Pernas,
một đối tác phía Malaysia của họ, trong mậu dịch với nước thứ
ba, nhưng không ăn thua. Tiếng nói lẻ loi của Ismail không thể
thắng thế đối với các nhà lãnh đạo khác của UMNO.
Để đánh dấu sự cải thiện các mối quan hệ song phương, vào
tháng 3/1972, tôi thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên
đến Malaysia, đi cùng tôi có Sui Sen. Chúng tôi thảo luận và giải
quyết triệt để vấn đề chuyển nhượng quỹ thặng dư và các tài
sản còn lại của ủy ban tiền tệ. Chúng tôi thương lượng một cách