Singapore và nói công khai về vấn đề này. Họ khen ngợi phi
trường Changi và hy vọng Subang được một nửa Changi cũng là
tốt rồi. Có nhiều chuyến thăm Singapore hơn để nghiên cứu
năng suất, quy hoạch đô thị và các vấn đề khác của chúng tôi.
Tôi thăm Mahathir ở Kuala Lumpur trong năm sau, năm
1982. Trong một cuộc gặp riêng kéo dài hai tiếng đồng hồ,
chúng tôi chuyển từ việc giải quyết các vấn đề song phương
sang đàm phán khu vực về các hợp tác mới. Về Hiệp định Phòng
thủ 5 nước (Five Power Defence Agreement – FPDA) và Hệ thống
Phòng thủ Phòng không Hợp nhất, Mahathir nói đây là đối
trọng với các căn cứ quân sự của Liên Xô ở Việt Nam. Tôi nói với
ông ta rằng chúng tôi đang mua 4 máy bay giám sát Hawkeye
E2C của Mỹ để báo động sớm những cuộc tấn công không phận
Singapore. Chúng tôi cũng chỉ dẫn tường tận cho các bộ trưởng
và các quan chức của mình biết về các vấn đề mà chúng tôi thỏa
thuận, kể cả việc Malaysia khẳng định rằng họ sẽ tôn trọng hiệp
định cung cấp nước năm 1962, theo đó họ sẽ cung cấp 1 triệu
m
3
nước mỗi ngày cho Singapore.
Cuộc gặp này rõ ràng là niềm nở hơn những cuộc gặp lần
trước. Cách tiếp cận Singapore của Mahathir mang tính chất
thực dụng hơn. Tại một cuộc họp báo, tôi nói rằng đã diễn ra
một cuộc gặp của trí tuệ, rằng chúng tôi đang sánh bước nhịp
nhàng. Các mối quan hệ được cải thiện dẫn đến những mối
quan hệ cá nhân thắm thiết hơn giữa các sĩ quan lực lượng vũ
trang của chúng tôi, lĩnh vực mà trước kia hầu như không có
tiếp xúc.
Sự tan băng này không kéo dài. Mối ác cảm và đố kỵ đối với
Singapore luôn cám dỗ các nhà lãnh đạo Malaysia khiến họ tìm
kiếm sự đồng tình của thường dân người Malay bằng cách công
kích Singapore. Tệ hơn nữa, chính phủ Malaysia tiếp tục có