tệ. Tôi thông cảm với ông, khẳng định cuộc chiến là một bi kịch
cho cả nước Mỹ và Việt Nam. Ông thở dài và cho rằng Việt Nam
có thể sẽ trở thành một quốc gia hiện đại phát triển như
Singapore nếu không có chiến tranh.
Tôi khẳng định với ông lần nữa rằng cuối cùng rồi Việt Nam
có thể sẽ còn làm tốt hơn Singapore. Không có lý do nào giải
thích tại sao hòa bình và ổn định hiện nay lại không tồn tại được
trong một thời gian dài, vì bài học mà Đông Á rút ra từ 40 năm
qua là chiến tranh không sinh lợi. Trong hai cuộc chiến lớn ở
Triều Tiên và Việt Nam và cuộc chiến tranh du kích ở
Campuchia không có kẻ chiến thắng, chỉ có những nạn nhân.
Thực sự, Việt Nam đã có tiến bộ. Do kết quả của các cuộc gặp
gỡ tiếp xúc với phía nước ngoài và các thông tin to lớn hơn về
nền kinh tế thị trường, các bộ trưởng và quan chức có sự hiểu
biết hơn về các hoạt động của thị trường tự do. Nhiều hoạt động
đường phố hơn, nhiều cửa hàng hơn, nhiều thương nhân nước
ngoài, nhiều khách sạn hơn – tất cả đều là những dấu hiệu của
sự thịnh vượng ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trong một chuyến thăm khác vào tháng 3/1995, Phó thủ
tướng thứ nhất Phan Văn Khải dẫn dắt các cuộc thảo luận về cải
cách kinh tế. Ông bị coi là muốn cải cách nhanh hơn. Các nhà
đầu tư của chúng tôi đã gặp phải nhiều vấn đề. Tôi nói với Phan
Văn Khải là nếu ông muốn thu hút đầu tư, ông phải chào đón
những người đến sớm. Họ nên được giúp đỡ để đạt được thành
công sau khi họ đã dồn tài sản vào đất nước Việt Nam. Đối xử
với các nhà đầu tư có tài sản cố định ở Việt Nam như những tù
nhân là cách chắc chắn nhất để xua đuổi những người khác. Các
quan chức của họ đối xử với các nhà đầu tư như cách họ đã đối
xử với lính Mỹ, như kẻ thù bị dồn vào trận địa phục kích và bị
tiêu diệt. Thay vào đó, các nhà đầu tư nên được đối xử như