rằng họ đã cung cấp cho ông một tài liệu hướng dẫn. Tôi mỉm
cười hài lòng.
Các nhà lãnh đạo cao cấp vẫn còn sợ các tệ nạn xã hội theo sự
mở cửa tràn vào Việt Nam, và cũng sợ mất đi sự kiểm soát chính
trị nên đã làm chậm lại sự tự do hóa. Không như Trung Quốc,
nơi hầu hết các thị trưởng và tỉnh trưởng đều trẻ tuổi, được đào
tạo nghiêm túc, những vị đứng đầu chịu trách nhiệm trong các
tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều là các chỉ huy du kích quân
ngày trước. Họ kinh hoàng trước những gì đã xảy ra ở Mat–xcơ–
va và ở Liên bang Xô Viết và họ không tán thành việc các tệ nạn
xã hội đã lây lan trong các thành phố duyên hải của Trung
Quốc. Đó không phải là cái mà họ đã đấu tranh để giành lấy.
Năm 1993 tôi đã đề nghị Võ Văn Kiệt và đội ngũ của ông nên
cất nhắc các cựu chiến binh du kích này vào những vị trí cố vấn
quan trọng và cho phép những người trẻ hơn, ưu tiên những ai
hướng đến phương Tây, gánh trách nhiệm hàng ngày. Họ cần
những con người hiểu biết về nền kinh tế thị trường và có thể
liên hệ với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng những cựu binh
đã tham chiến và chiến thắng đang tại chức và muốn xây dựng
đất nước theo cách của họ. Khi một thế hệ trẻ kế thừa sự nghiệp,
tôi tin nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn. Tháng
9/1997, có những thay đổi quan trọng về sự lãnh đạo, đó là Phó
Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành Thủ tướng thay thế Võ Văn
Kiệt và Phó Thủ tướng Trần Đức Lương thay thế Chủ tịch nước
Lê Đức Anh. Đây là những bước tiến đến một thế hệ trẻ hơn, đi
xa hơn và có tiếp xúc với thế giới thực, những người biết rất rõ
Việt Nam đang bị bỏ lùi bao xa so với các nước láng giềng.
Tháng 11/1997, tôi thăm Thành phố Hồ Chí Minh và gặp
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trương Tấn
Sang. Cả đất nước đang trong tình trạng “đóng băng”. Các nhà