đều nói được tiếng Anh và thông minh. Miến Điện là một trong
các quốc gia được thiên nhiên ưu đãi ở Đông Nam Á, một nước
xuất khẩu gạo và lương thực trước chiến tranh. Tuy nhiên, hệ
thống dân chủ của chính phủ không hoạt động. Người dân
không cùng một sắc tộc, không nói cùng một ngôn ngữ. Người
Anh đã đưa hàng loạt các sắc tộc khác nhau ở những vùng khác
nhau của đất nước nhiều núi non này vào một quốc gia.
“Người Miến Điện tiến đến chủ nghĩa xã hội” là khẩu hiệu
của Ne Win dành cho Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến
Điện. Chính sách của ông thật đơn giản: đạt được sự tự lực và
loại bỏ người Ấn, Hoa đã vào Miến Điện cùng người Anh. Người
Hoa đã bắt đầu ra đi ngay dưới thời U Nu, nhiều người định cư ở
Thái và Singapore. Một lượng lớn hơn là người Ấn, những người
mà người Anh đã tuyển vào các văn phòng chính phủ. Họ dần
dần bị ép ra ngoài.
Chuyến thăm kế tiếp của tôi đến Rangoon là vào tháng
5/1965 sau khi tham dự một Hội nghị dành cho những người
châu Á theo chủ nghĩa xã hội ở Bombay. Ne Win thích phần diễn
văn mà tôi phát biểu: “Nếu chúng ta tiếp cận những vấn đề nghèo
đói và kém phát triển của châu Á qua cái kính lạc quan của những
người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu, chúng ta chắc chắn sẽ thất
bại.” Tôi đã không nhận thấy vào lúc đó ông quyết tâm như thế
nào để tự cung tự cấp đầy đủ, để ít quan hệ với thế giới bên
ngoài và để quay về với cái quá khứ lãng mạn yên bình khi Miến
Điện còn giàu có và tự túc.
Một cuộc nói chuyện mà tôi không thể nào quên được trong
chuyến tham quan ấy là với quản lý khách sạn Strand – một
người Ấn gần 60 tuổi, mái tóc đang bạc dần và để râu quai nón.
Ông mang bữa sáng vào với vẻ cô độc và thất vọng, và nói bằng
tiếng Anh: “Thưa ngài, đây là ngày cuối cùng của tôi, tôi sẽ không