khía cạnh khác về bi kịch của Uganda khi thuật lại chi tiết về
việc bà và ba đứa con đã trốn từ Kampala đến Nairobi trong
cuộc đảo chính năm 1971. Họ bị gởi trả về nước. Họ trốn thoát
một lần nữa và đã trải qua những năm tháng ly hương tại Dar–
es–Salaam. Bà trở về Uganda vào năm 1980, một năm sau khi Idi
Amin bị truất phế. Milton Obote, lúc này đã trở lại chức vụ Tổng
thống, trở thành một người đàn ông nhiều sầu thảm và thờ ơ
hơn. Tôi đã nắm được khái quát tầm nghiêm trọng thảm họa
của người Uganda từ cuộc nói chuyện với phu nhân của ông. Bà
phát hiện ra rằng mọi người đã thay đổi, không còn sẵn sàng
làm việc cho những gì họ cần. Sau chín năm sống trong sự tàn
bạo, tình trạng hỗn độn và đồi bại dưới thời Idi Amin, người dân
đơn giản chỉ chộp lấy những thứ mà họ muốn. Họ đã đánh mất
những thói quen của cuộc sống văn minh. Tôi phải hình dung
lại cảnh tượng này khi đội quân cảnh sát của chúng tôi trong lực
lượng Liên Hiệp Quốc thuật lại những điều họ đã trải qua ở
Campuchia từ năm 1991–1993. Có thể, Campuchia đã tồi tệ hơn
sau 20 năm hỗn loạn.
Tháng 10/1983, Margaret Thatcher thảo luận về vấn đề
Hong Kong. Đặng Tiểu Bình kiên quyết đòi được trao trả Hong
Kong. Bà cố gắng thuyết phục ông cho phép gia hạn hợp đồng
thuê, ông nói rõ điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận; Trung
Quốc phải lấy lại chủ quyền vào năm 1997. Quan điểm của tôi
như thế nào? Bà đề xuất vấn đề vì viên thống đốc thông báo cho
bà biết rằng Hong Kong thuê Lãnh Thổ Mới sắp hết hạn. Tôi hỏi
bà sẵn lòng bảo vệ quan điểm của bà tới đâu khi sự tồn tại một
Hong Kong thuộc địa Anh phụ thuộc vào thái độ của Trung
Quốc. Bà chưa có câu trả lời sẵn sàng. Tôi nghĩ việc Trung Quốc
đồng ý gia hạn hợp đồng cho thuê không thể xảy ra vì uy tín
quốc gia sẽ bị đe dọa. Trong trường hợp của Ma Cao thì Bồ Đào