HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 569

Timor kết luận rằng Úc là nước láng giềng đáng tin cậy nhất của
họ.

Úc bị kéo vào cuộc xung đột Đông Timor. Trong Thế chiến

thứ hai, quân đội Úc đánh nhau với người Nhật đã được người
địa phương ở đó giúp đỡ. Dân chúng địa phương sau đó đã bị
quân Nhật trừng phạt tàn bạo. Cộng thêm vào cảm giác tội lỗi
của nước Úc, Thủ tướng Gough Whitlam, trong suốt một loạt
buổi hội đàm với Suharto, đã đồng ý với dự định của Suharto
trong việc chiếm đóng và thôn tính Đông Timor. (Người
Indonesia nói rằng Whitlam đã khuyến khích Suharto). Tại Liên
Hiệp Quốc năm 1976, Úc đã bỏ phiếu cho Indonesia về giải pháp
đối với Đông Timor. Singapore bỏ phiếu trắng. Khi sự đàn áp đi
theo sự chiếm đóng năm 1975, quân kháng chiến Đông Timor
dựa vào Úc. Suốt 24 năm, vấn đề này vẫn âm ỉ sôi.

Khi Paul Keating gặp tôi vào tháng 9/1999, ông tiên đoán

rằng Úc sẽ bị kéo vào cuộc xung đột kéo dài với Indonesia, ông
nói thêm rằng lá thư của Howard gửi cho Habibie sẽ phá hủy các
mối quan hệ tốt đẹp với Indonesia mà ông đã cẩn thận xây
dựng, đã đi đến kết quả là hiệp ước an ninh ký kết với Suharto
năm 1995. Như ông đã tiên đoán, người Indonesia xé bỏ nó vào
ngày 16/9/1999, một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc tán thành InterFET.

Diễn biến ở Đông Timor bị lèo lái bởi giới truyền thông Úc và

tình cảm quần chúng, bởi việc chính phủ Bồ Đào Nha làm cho
Liên minh châu Âu (EU) gây áp lực với Indonesia ở mỗi cuộc họp
quốc tế, và bởi giới truyền thông Mỹ và các tổ chức phi chính
phủ. Họ thường theo dõi từng động tĩnh của Indonesia, làm nó
trở thành một vấn đề đeo đẳng Indonesia ở mọi diễn đàn quốc
tế. Habibie nghĩ ông có thể tống khứ gánh nặng này bằng kế
hoạch đề xuất của mình. Nhưng cả Úc, EU hay Mỹ đều không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.