một con dao gãy tách ngay trong tay và gần như bật vào mặt tôi.
Máy điều hòa không khí, loại do Ấn Độ sản xuất từ nhiều năm,
chạy ầm ầm mà không lạnh. Những người phục vụ, trong bộ
đồng phục trắng – đỏ cáu bẩn, lau dọn những vết rượu khỏi
những chiếc bàn trong phòng chúng tôi. Hầu hết các ngày trong
tuần người Delhi cấm dùng rượu. Vào một dịp nọ, trở về
Rashtrapati Bhavan sau buổi tiệc chiêu đãi của cao ủy viên của
chúng tôi, hai sĩ quan tùy tùng người Ấn của tôi lộng lẫy trong
bộ đồng phục bước vào thang máy cùng với tôi, hai tay chắp sau
lưng. Khi tôi bước ra, tôi thấy họ đang cầm mấy chai rượu. Tôi
đã hỏi thư ký của tôi và được giải thích rằng đó là các chai rượu
Scotch. Thông lệ tại các buổi tiệc chiêu đãi ngoại giao của cao ủy
chúng tôi là tặng các chai rượu whisky loại Johnnie Walker
Scotch cho các vị khách xứng đáng và mỗi sĩ quan tùy tùng
được nhận hai chai. Không thể tìm được thứ rượu này ở Ấn Độ
bởi vì chúng không được nhập khẩu. Có một sự vờ vĩnh, đạo đức
giả trong chủ nghĩa quân bình chung, như việc các nhà lãnh đạo
chính trị mặc quần áo tự dệt may tại nhà để đồng nhất với
những người nghèo trong khi họ âm thầm lặng lẽ tích lũy của
cải. Điều này đã làm xói mòn đạo đức của các quan chức cao cấp,
cả dân sự lẫn quân sự.
Qua vài ngày lưu lại Rashtrapati Bhavan và những cuộc gặp
gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của họ tại các buổi tiệc chiêu đãi
trong các bối cảnh khác nhau giúp tôi nhận ra vấn đề. Trong
những lần viếng thăm trước vào năm 1959 và 1962, khi Nehru
còn nắm quyền, tôi đã nghĩ rằng Ấn Độ tỏ ra có nhiều hứa hẹn
sẽ trở thành một xã hội thịnh vượng và một cường quốc. Đến
khoảng cuối những năm 70, tôi lại cho rằng nó sẽ trở thành một
cường quốc quân sự lớn nhờ quy mô của nó nhưng không phải