cho sản xuất hợp tác toàn cầu, chế tạo các bộ phận khác nhau
của một sản phẩm ở các nước khác nhau. Đó là tình hình trong
những năm 80 và vẫn còn khá đúng trong những năm 90.
Để thiết lập các mối quan hệ với Pháp, nước có vị trí quan
trọng trong EEC, vào tháng 5/1969, tôi sắp xếp một cuộc gặp với
Tổng thống De Gaulle, người mà đã từ lâu tôi ngưỡng mộ như là
một nhà lãnh đạo tài ba. Ngay trước chuyến thăm, các sinh viên
Pháp tràn ra đường, yêu cầu cải cách hiến pháp và đòi có thêm
trường đại học, nhưng thật ra là thách thức tính hợp pháp của
De Gaulle. Chuyến viếng thăm bị đình hoãn. De Gaulle kêu gọi
một cuộc trưng cầu dân ý nhưng không được dân chúng ủng hộ
nên ông đã từ chức. Tôi không bao giờ được gặp người đàn ông
cao lớn, ngay thẳng và nghiêm khắc này, người đã khôi phục lại
niềm tự hào của người Pháp về bản thân họ và đất nước của họ
và là người mà tôi rất ấn tượng về tiểu sử, ngay cả trong bản
dịch tiếng Anh.
Thay vào đó, tôi đã gặp người kế nhiệm ông ta, Georges
Pompidou, vào tháng 9/1970. Ông này rất thân thiện và vui vẻ,
một người rất thích trao đổi với một vị khách đến từ đất nước xa
xăm tên Singapore. Ông ta nhấn mạnh rằng nước Pháp không
chỉ có quần áo thời trang cao cấp, nước hoa đắt tiền và rượu
vang tuyệt hảo. Ông ta muốn những sản phẩm hóa học chất
lượng, máy móc kỹ thuật cao, kỹ thuật xây dựng và máy bay của
Pháp sẽ trở thành biểu tượng để thế giới nhớ về nước Pháp của
những năm 70. Ông ta có phong thái bình thản và thảo luận với
tôi 20 phút về thái độ của châu Á về vàng. Liệu nó vẫn còn được
xem là quý báu và được tích trữ nếu nó trở thành một loại hàng
hóa thông thường và không còn là vật đảm bảo cho tiền tệ nữa?
Tôi tin chắc là có. Vài nghìn năm đã qua đi, kinh nghiệm lịch sử
về sự tàn phá và nạn đói do hạn hán, lũ lụt, chiến tranh và