trước) sâu sắc đến nỗi cứ bốn năm tôi lại trở lại học thêm ở ông
ta.
Tôi tìm thấy nhiều ý tưởng mới mẻ và lượm lặt được tri thức
của những người có hiểu biết sâu rộng mặc dù không phải lúc
nào họ cũng đúng. Họ quá đúng đắn về mặt chính trị. Harvard
quả là không có sự thành kiến. Không một học giả nào sẵn sàng
nói hay thừa nhận rằng có những khác biệt cố hữu giữa các
chủng tộc, các nền văn hóa hay tôn giáo. Họ cho rằng con người
là bình đẳng. Và để thành công mỗi xã hội chỉ cần có những
chính sách kinh tế và những thiết chế quản lý đúng đắn. Họ
sáng suốt đến nỗi tôi thấy khó tin được rằng họ chân thành giữ
những quan điểm này mà họ cảm thấy buộc phải tán thành.
Các cán bộ giảng dạy ở đại học Harvard mà tôi gặp ở bàn tiệc
đều sắc sảo, hóm hỉnh và biết gợi chuyện, mặc dù không phải
lúc nào tôi cũng đồng ý với họ. Galbraith có giọng lưỡi gay gắt
nhất trong bọn. Một hôm vào bữa ăn tối tôi gặp Henry Kissinger.
Một điều may mắn hoàn toàn ngẫu nhiên làm ông ta phấn khởi
là tại bữa ăn, trong khi nhiều người Mỹ có tư tưởng tự do đã lên
tiếng chỉ trích mạnh mẽ cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ thì
tôi lại nêu quan điểm trái ngược. Tôi giải thích rằng chỗ đứng
của Mỹ có tầm quan trọng quyết định đối với các nước Đông
Nam Á không cộng sản. Kissinger đã thận trọng chọn từ ngữ
bào chữa cho sự can thiệp của Mỹ. Vây quanh là những người
thuộc phái bồ câu nên ông ta đã cẩn thận, không tỏ vẻ diều hâu.
Kissinger nói chậm rãi bằng thứ tiếng Anh giọng Đức nặng nề,
gây cho tôi cảm giác ông ta không phải là người dễ dàng bị cuốn
hút bởi tình cảm trong phút chốc. Chẳng bao lâu sau đó văn
phòng Nixon thông báo Kissinger sẽ là cố vấn an ninh quốc gia.
Đến lúc đó ông ta đã rời Harvard. Trước khi tôi bay về nước vào
tháng 12 năm đó, tôi gặp ông ta ở New York để cổ vũ ông ta giữ