gội sạch lớp sơn và bức tranh lại tái hiện. Mao chỉ sống hết đời
mình nên không có đủ thời gian hay sức mạnh để xóa đi trên
4.000 năm lịch sử, truyền thống văn hóa và văn học Trung
Quốc. Dù là đốt hết sách thì tục ngữ, ngạn ngữ vẫn sống mãi
trong ký ức của dân gian. Mao chắc chắn sẽ thất bại. (Sau đó
mấy năm, khi Nixon về hưu, ông ta đã trích dẫn điều tôi nói,
đưa vào hồi ký của mình. Ông ta còn trích dẫn lời tôi nhận xét
về người Nhật: họ có nghị lực và tài năng để làm nhiều hơn chứ
không phải chỉ sản xuất và bán radio bán dẫn. Chỉ lúc đó tôi mới
biết: cũng như tôi, Nixon có thói quen ghi chép sau những cuộc
bàn luận nghiêm túc).
Được hỏi ý kiến về sự thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc, tôi
nói sự thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc không có nguồn gốc tự
nhiên hay trường cửu. Kẻ thù tự nhiên của Trung Quốc là Liên
Xô, nước có chung với Trung Quốc 4.000 dặm biên giới mà đoạn
biên giới này lại chuyển sang thế bất lợi cho Trung Quốc chỉ mới
100 năm nay. Có những chuyện cũ cần thanh toán. Còn ranh
giới giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là nhân tạo do người ta vạch ra
trên mặt nước băng qua eo biển Đài Loan. Như vậy nó sẽ chóng
bị xóa nhòa và sẽ mất đi với thời gian.
Khi chúng tôi gặp nhau ở Washington năm 1969, Nixon lại
hỏi tôi về Trung Quốc. Tôi dành cho ông ta những câu trả lời về
cơ bản cũng như vậy. Lúc đó tôi không biết ông ta đã tập trung
tâm trí vào Trung Quốc nhằm cải thiện vị trí của nước Mỹ đối
địch với Liên Xô.
Chủ đề chiếm nhiều thời gian nhất là Việt Nam. Hoa Kỳ – ông
ta nói – là một quốc gia rộng lớn, giàu có và hùng mạnh, đánh
nhau trong một cuộc chiến tranh du kích với Việt Nam, một
nước nghèo, chưa phát triển và hầu như không có công nghệ.
Hàng tỷ đôla Mỹ đã được chi tiêu vào cuộc chiến tranh với thiệt