quyền Nhật không hỗ trợ việc đó. Ông ta yêu cầu tôi phải đạt
được một lời cam kết hỗ trợ công khai từ phía Thủ tướng Nhật.
Thủ tướng Miki miễn cưỡng thực hiện việc này bởi vì Indonesia,
một nước sản xuất dầu mỏ muốn một dự án hóa dầu cho chính
nước họ. Tôi đã thuyết phục ông Miki không cho phép nước
Nhật bị các quốc gia giàu tài nguyên gây áp lực mà bỏ mất một
cơ hội đầu tư có lợi. Tôi cũng đã nhắc cho ông ta nhớ lại việc
Singapore đã giúp đỡ dàn xếp ổn thỏa việc hai chiếc tàu chở dầu
bị rò rỉ của Nhật và hy vọng ông ta sẽ hỗ trợ cho dự án của công
ty Sumitomo. Sau đó, ông ta đã tuyên bố một lời ngắn rằng: mặc
dù đó là một dự án đầu tư của tư nhân nhưng chính phủ Nhật quan
tâm sâu sắc đến nó và sẵn sàng ủng hộ.
Hai năm sau, vào tháng 5/1977, người kế vị của ông Miki là
ông Takeo Fukuda đã tán thành dự án hóa dầu giữa Singapore
và Nhật Bản với công ty Sumitomo đóng vai trò là một lãnh đạo
dự án về phía người Nhật. Không có ông ta thì dự án sẽ không
bao giờ thành hiện thực. Một khoản đầu tư hơn một tỷ đôla Mỹ
được xem là rất lớn vào năm 1977 và hóa dầu được coi là lĩnh
vực đòi hỏi tập trung vốn quá lớn và kỹ thuật quá cao đối với
Singapore. Mặc dù thế, còn phải cần đến sự can thiệp của Thủ
tướng Yasuhiro Nakasone khi ông ta viếng thăm Singapore vào
năm 1983 để làm cho dự án thực sự vận hành. Sau một thời
gian ngắn, dự án được tiến hành trên cơ sở vốn 50:50. Nó đã
xuất phát chậm chạp để đi vào hoạt động trong một thời kỳ mà
cung đã vượt cầu nhưng cũng có lãi và kéo theo một số khoản
đầu tư lớn vào các sản phẩm hạ nguồn (các sản phẩm chế tạo từ
dầu mỏ).
Các Thủ tướng Nhật mà tôi đã từng gặp, từ ông Ikeda năm
1962 đến ông Miyazawa năm 1990, đều là những người có năng
lực đáng kể. Một người nổi bật như một viên kim cương thô là