Vào giữa tháng 12, tôi trở lại Hong Kong để nói chuyện ở Đại
học Hong Kong. Patten với tư cách hiệu trưởng danh dự của
trường này làm chủ tọa. Để trả lời một câu hỏi từ phía khán giả
về những cải cách do ông ta đề nghị, tôi trích đọc một số đoạn
trong các bài diễn văn của hai cựu toàn quyền tại thượng nghị
viện là Murray MacLehose và David Wilson, và một bài trả lời
phỏng vấn của Sir Percy Cradock, cố vấn chính trị của Thatcher;
ông này chính là người đã đàm phán với Trung Quốc. Cả ba vị
này đã cho thấy rằng đường lối hành động của Patten ngược lại
với những gì mà họ – thành viên của đoàn Anh – đã thương
lượng và thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc. Tôi nghĩ tốt
hơn nên phát biểu quan điểm của mình trong sự có mặt của ông
ta để ông ta có thể trả lời nếu ông ta muốn, song ông ta không
trả lời.
Patten cầm quyền trong năm năm cuối cùng của nền cai trị
thuộc địa, thường xuyên vướng mắc vào những cuộc tranh cãi
với chính phủ Trung Quốc. Người Trung Quốc giận dữ phản đối
biện pháp của Patten. Nếu người Anh muốn làm như vậy tức là
họ sẵn sàng hủy bỏ toàn bộ hiệp định. Họ tuyên bố họ sẽ phủ
định những thay đổi của Patten. Vào tháng 7/1993, người
Trung Quốc thành lập một ủy ban công tác lâm thời nhằm
chuẩn bị cho giai đoạn sau 1/7/1997. Vào tháng 8/1994, Ủy ban
thường trực Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc biểu quyết
thay Hội đồng lập pháp (Legislative Council – Legco) và các hội
đồng thành phố và khu vực, và các ủy ban quận, huyện. Toàn
quyền Hong Kong và chính phủ Anh ở London không tiếp nhận
sự bác bỏ này một cách nghiêm túc. Patten tổ chức bầu cử vào
tháng 9/1995, ông ta đưa vào 9 khu bầu cử theo ngành nghề
mới và mở rộng cử tri đoàn bao gồm toàn bộ dân lao động gồm
2,7 triệu cử tri. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố họ sẽ