xiếc, chúng tôi không muốn tạo ra những hy vọng hão về các
vấn đề khác nữa; chúng tôi cũng chẳng muốn gây thù oán với
Liên Xô. Về vấn đề Đài Loan, chúng tôi tái khẳng định chính
sách chỉ công nhận một nước Trung Quốc, nghĩa là Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa. Quan trọng hơn hết, vì chúng tôi nghĩ
rằng họ sẽ xem Singapore như là một “quốc gia bà con họ hàng”
nên chúng tôi quyết định sẽ nhấn mạnh tính khác biệt và tách
biệt giữa chúng tôi với họ.
Tôi đã yêu cầu một chuyến đi dài ngày để tham quan được
nhiều nơi ở Trung Quốc – càng nhiều càng tốt. Họ đã bố trí
chuyến đi trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 23/5/1976. Để
đảm bảo thật chắc chắn rằng không ai có thể ngờ vực rằng
chúng tôi sẽ đi đến đó như là những người Trung Quốc họ hàng,
chúng tôi đã chọn – trong phái đoàn 17 thành viên – một ngoại
trưởng là người Tamil dòng Ja na (Rajaratnam) và một thư ký
quốc hội người Malay (Admad Mattar) – hai người này sẽ hiện
diện tại tất cả các phiên họp và các phiên họp này sẽ được tiến
hành bằng tiếng Anh.
Không có đường bay trực tiếp từ Singapore đi Bắc Kinh.
Chúng tôi bay đến Hong Kong, đi tàu hỏa đến Lo Wu gần biên
giới Trung Quốc, rồi đi bộ băng qua biên giới và lên một chuyến
tàu đặc biệt của Trung Quốc đi Quảng Châu. Chiều hôm đó,
chúng tôi đáp chiếc Trident của họ do Anh chế tạo đi Bắc Kinh, ở
đó các nghi thức đón tiếp đang chờ đợi chúng tôi tại phi trường.
Tôi duyệt đội danh dự đi đầu gồm các đơn vị Quân đội Giải
phóng Nhân dân (PLA), hải quân và không quân sau khi ban
nhạc PLA trỗi lên các bài quốc ca Singapore và Trung Quốc. Rồi
độ chừng 2.000 nữ sinh trong trang phục sặc sỡ vừa phất những
lá cờ Singapore và Trung Quốc bằng giấy vừa vẫy hoa chào, vừa
hát “Huan ying, huan ying” (hoan nghênh, hoan nghênh) và “Re