sảo như Nixon và Henry Kissinger đã mô tả một cách hùng hồn
sau những chuyến công du của họ năm 1972. Tôi nghĩ Mao
không chỉ gặp khó khăn trong nói năng mà còn trong cả suy
nghĩ. Tôi đoán chừng ông ta mắc phải chứng Parkinson. Ở tuổi
82, ông ta trông yếu đuối cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngày hôm sau, những tờ báo lớn của họ kể cả tờ Nhật báo
Nhân dân đều đăng tải trên trang đầu bức hình của ông ta có tôi
ngồi ở bên trái. Trong ảnh, ông ta trông tươi hơn khi mặt đối
mặt ngoài đời. Nhiều năm sau đó, các nhà báo và nhà văn cứ
chất vấn tôi trông ông ta như thế nào. Với tất cả sự thành thật,
tôi chỉ có thể nói là tôi không biết. Cái mà tôi đã thấy là hình
bóng của một nhân vật đã lãnh đạo cuộc Vạn Lý Trường Chinh,
đã xây dựng một đội quân du kích thành một lực lượng chiến
đấu lớn mạnh, đã đánh đuổi người Nhật bằng cuộc chiến tranh
du kích cho đến khi họ phải đầu hàng vào tháng 8/1945, đã
đánh bại Quân đội Quốc Dân Đảng, và cuối cùng đã đem đến
quyền thống trị của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc năm 1949.
Ông ta quả đã giải phóng Trung Quốc khỏi đói nghèo, nhục nhã,
bệnh tật, thiếu ăn, mặc dù nạn đói đã cướp đi sinh mạng của
hàng triệu người dân Trung Quốc do chương trình Đại nhảy vọt
của ông ta năm 1958. Nhưng ông đã không giải phóng được
người dân Trung Quốc khỏi dốt nát và lạc hậu; Vâng, “nhân dân
Trung Quốc đã đứng dậy” như Mao đã tuyên bố tại Thiên An
Môn ngày 1/10/1949, nhưng họ vẫn chưa hiên ngang ngẩng
cao đầu.
Tôi có cuộc gặp gỡ thứ hai với Hoa tại Đại lễ đường Nhân dân
sau đó hai giờ cũng vào chiều hôm ấy. Ông ta lại tiếp tục nói với
giọng điệu hệt ngày hôm trước, nghĩa là với tư cách là một nước
xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh
của các quốc gia trong Thế giới thứ Ba chống lại chủ nghĩa đế