theo đuôi chủ nghĩa tư bản” nhưng hoàn toàn không gay gắt,
không kết tội.
Sáng hôm sau, họ tổ chức một buổi tiễn rực rỡ màu sắc tại
nhà ga Quảng Châu trước khi chúng tôi đáp tàu đặc biệt đi
Thẩm Quyến. Lần cuối cùng, hàng trăm nữ sinh mang theo hoa,
cờ nhảy múa và hát chào từ biệt. Tôi tự hỏi làm sao mà họ có thể
cho phép học sinh nghỉ học cho những lần trình diễn như vậy.
Hai giờ sau, chúng tôi đã có mặt tại Lo Wu. Khi chúng tôi đang
đi bộ băng qua biên giới rời khỏi đất Trung Quốc, chúng tôi thở
phào nhẹ nhõm, bỏ lại đằng sau những bài ca và những câu
khẩu hiệu.
Tất cả chúng tôi đã rất háo hức được nhìn thấy nước Trung
Quốc mới kỳ bí này. Đối với người Hoa ở Nam Dương, nó có sức
hấp dẫn kỳ lạ, như là quê cha đất tổ vậy. Người Trung Quốc mặc
quần áo đẹp nhất cho con cái họ để chào và tiễn chúng tôi tại các
sân bay, các nhà ga, các trường mẫu giáo và những nơi khác mà
chúng tôi đến thăm. Những chiếc áo dài, váy yếm và áo len dài
tay màu sắc sặc sỡ chỉ mặc vào những dịp đặc biệt rồi cẩn thận
cất để dành. Đa số người Trung Quốc mặc bộ vét kiểu Mao màu
tím than hoặc xám đậm, xộc xệch dùng cho cả nam lẫn nữ. Lúc
ấy chúng tôi không biết những ngày đấy là những ngày tháng
cuối cùng của kỷ nguyên Mao. Sau đó 4 tháng ông ta mất – sau
trận động đất Đường Sơn tháng 9 năm đó. Về sau, tôi lấy làm
mừng vì đã có dịp nhìn thấy đất nước này trước lúc Đặng Tiểu
Bình cho mở cửa Trung Quốc, đã được chứng kiến sự đồng dạng
gượng ép trong trang phục, ăn nói và đã được nghe những bài
tuyên truyền làm mụ cả người của họ.
Mỗi người mà chúng tôi gặp đều có một câu trả lời giống
nhau cho những câu hỏi của chúng tôi. Tại Đại học Bắc Kinh, tôi
hỏi các sinh viên rằng họ sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Câu trả lời