HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 864

dứt khoát: “Theo quyết định của Đảng và làm sao phục vụ nhân
dân được tốt nhất”. Thật là bực mình khi nghe những câu trả lời
như vẹt từ những người trẻ tuổi thông minh như thế. Những
câu trả lời tất thảy đều đúng về mặt chính trị nhưng không thật
lòng.

Đó là một thế giới kỳ lạ. Tôi đã đọc về Trung Quốc, đặc biệt là

sau chuyến công du của Nixon. Những sự công kích không chùn
bước của những khẩu hiệu chữ to được sơn hoặc dán trên
tường, trên những áp phích khổng lồ cắm ngay giữa những
cánh đồng lúa và lúa mì, tất cả đều bằng thứ ngôn ngữ cách
mạng dữ dội – đây quả là một kinh nghiệm siêu thực. Những
câu khẩu hiệu này phát ra om sòm từ những loa phóng thanh
tại các nhà ga, các công viên và trên đài phát thanh đã làm tê liệt
các giác quan. Chúng tôi nhận thấy người dân chẳng mấy nhiệt
tình, ngoại trừ khi họ phải nói với chúng tôi về cuộc Cách mạng
Văn hóa bằng một giọng bắt chước ca ngợi sôi nổi. Đấy là làng
Potemkin

47

kiểu Trung Quốc.

Đại Trại là công xã kiểu mẫu của họ ở vùng Sơn Tây núi non,

cằn cỗi thuộc khu Tây Bắc. Từ nhiều năm, vùng này thường
được ca tụng trên phương tiện truyền thông đại chúng vì
thường xuyên có những vụ mùa bội thu. Đại Thanh ở phía Đông
Bắc là nơi có những mỏ dầu. Khẩu hiệu của Mao là: Học về nông
nghiệp, hãy nghiên cứu Đại Trại. Học về công nghiệp, hãy
nghiên cứu Đại Thanh (Nong ye xue Dazhai. Gong ye xue
Daqing). Vì thế, tôi đã yêu cầu được đến thăm Đại Trại.

Mười năm sau, họ tiết lộ rằng Đại Trại là một sự dối trá. Sản

lượng của Đại Trại cao hơn là do những đầu vào đặc biệt làm cho
sản lượng nông nghiệp của nó cao như thế. Trong những mỏ
dầu Đại Thanh, những công nhân kiểu mẫu đã không khai thác
được sản lượng tối đa từ dưới đất bởi vì công nghệ lạc hậu và sản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.