thúc là quân lính Mỹ đã rút khỏi Việt Nam và Thái Lan. Rõ ràng
là họ sẽ không bao giờ giao chiến nữa với những người cộng sản
nổi loạn trên lục địa châu Á. Vấn đề tiếp đến là lực lượng Hoa Kỳ
sẽ ở lại bao lâu nữa trên đất Philippines để cân bằng với hạm đội
Liên Xô đang lớn dần ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Singapore muốn Hoa Kỳ ở lại Philippines.
Để làm dịu bớt mối lo ngại của Đặng về thái độ của Singapore
đối với Liên Xô, tôi đã điểm lại các đối tác ngoại thương chính
yếu của chúng tôi – Nhật Bản, Hoa Kỳ, Malaysia và Liên hiệp
châu Âu, mỗi nước từ 12 tới 14% trong toàn bộ ngoại thương
của chúng tôi. Trung Quốc chỉ có 1,8% và Liên Xô 0,3%. Phần
đóng góp của Liên Xô vào đời sống kinh tế của chúng tôi không
đáng kể. Tôi cũng không cần thêm bài học về thói xưng hùng
xưng bá của người Nga. Tôi kể lại cho ông ta nghe rằng năm
1967, sau khi thăm Abu Simbel và Aswan, tôi quay về Cairo trên
một máy bay Ai Cập, có một Bộ trưởng Ai Cập đi cùng, khi máy
bay sắp hạ cánh bỗng có sự lộn xộn trong buồng lái. Vị Bộ
trưởng xin lỗi vì phải đích thân vào buồng lái. Sau khi máy bay
hạ cánh, tôi phát hiện rằng viên phi công Liên Xô của một chiếc
máy bay khác đã nói với ban quản lý sân bay rằng anh ta không
hiểu tiếng Anh, và yêu cầu được ưu tiên hạ cánh trước chiếc
máy bay chở các yếu nhân. Vị Bộ trưởng Ai Cập phải quát tháo
ra lệnh từ buồng lái để đảm bảo cho chiếc máy bay chở các yếu
nhân hạ cánh trước chiếc máy bay Liên Xô. Tôi đã quá biết thói
ngạo mạn của người Nga.
Trung Quốc muốn các nước Đông Nam Á đoàn kết với họ để
cô lập “con gấu Nga”; nhưng sự thật là các nước láng giềng của
chúng tôi muốn chúng tôi đoàn kết lại để cô lập “con rồng Trung
Quốc”. Ở Đông Nam Á không có “Nga kiều” lãnh đạo những cuộc
khởi nghĩa cộng sản được chính phủ Liên Xô ủng hộ, nhưng có