số họ sẽ làm nên chuyện mặc dù phải chịu những điều bất lợi.
Nhưng một xã hội công nghiệp đòi hỏi toàn bộ dân số phải có
học chứ không phải chỉ cần có một số ít người lỗi lạc.
Sau bữa tối đón mừng chúng tôi ở Vũ Hán, ông bà Hàm Niệm
Long cùng tất cả các quan chức đi cùng chúng tôi đều biến mất.
Chúng tôi băn khoăn không biết có chuyện gì nên cho người của
mình đi tìm hiểu. Họ báo cáo lại rằng người ta đang vây quanh
chiếc ti–vi ở phòng khách, xem xét xử Bè lũ Bốn tên. Đó là lúc
báo thù đối với những kẻ đã khủng bố họ trong nhiều năm, và
bây giờ sắp phải nhận lấy một sự trừng phạt thích đáng.
Chúng tôi bước vào phòng khách của mình để xem. Một kiểu
xử án Trung Quốc rập khuôn Liên Xô thời Stalin mà tôi đã từng
được xem, chỉ có điều sẽ và không còn tự thú tội. Giang Thanh,
vợ góa Mao Trạch Đông, trông có vẻ ngang ngạnh, dữ tợn, nói
nhiều, gần như quát tháo, thét lên khi bà chỉ thẳng vào mặt tất
cả các vị bồi thẩm và xỉ vả họ. Khi Mao còn là chủ tịch, họ là
những con chó hễ ông ta bảo sủa là sủa. Làm sao họ dám phán
quyết bà ta! Bà ta vẫn là một người đàn bà ương ngạnh, trâng
tráo, dữ dằn, như khi bà quất roi đen đét hồi Mao còn sống.
Trong suốt phần cuối cuộc hành trình, Bè lũ Bốn tên và
những hành động quỷ quái của chúng trở thành đề tài của vô số
những cuộc trò chuyện giữa các quan chức Trung Quốc và các
thành viên trong đoàn chúng tôi. Một số người kể lại những
chuyện đau buồn mà họ đã phải trải qua. Thật kinh khủng, sao
một nền văn minh lâu đời từ xa xưa lại có thể bị đẩy vào một
trạng thái điên dại mà lúc đó người ta hãnh diện gọi là Cách
mạng Văn hóa!
Nhiều việc khác cũng sai lệch. Một quan chức cấp tỉnh, lớn
tuổi, thái độ thân thiện, người Phúc Kiến – một tỉnh phía Nam –
trong khi tháp tùng tôi qua Vũ Hán, đã chỉ vào một tòa nhà